Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Đọc thêm về hạn Kim Lâu và cách hóa giải


1.Hạn Kim Lâu là gì?
Những năm phạm Kim lâu: Là những năm: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 39, 33, 35, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75 âm lịch.
Hạn Kim Lâu là thuật ngữ dùng để chỉ những điều không may mắn mà có thể gặp đến nếu phạm phải Kim Lâu. Việc tính toán xem những năm Kim Lâu của một tuổi hay năm nào là năm Kim Lâu đối với mình sẽ giúp cho người xem nhận biết được năm Kim Lâu là những năm nào khi tính theo tuổi của mình.
Đồng thời, hạn Kim Lâu không giống nhau ở mỗi tuổi và mỗi năm bởi phụ thuộc vào tuổi phạm Kim Lâu mà người phạm sẽ có thể gánh chịu loại hạn Kim Lâu nào. Bởi trong Hạn Kim Lâu được chia thành 4 loại vận hạn hay còn gọi là “Tứ Kim Lâu” bao gồm: Kim Lâu thân, thê, tử và lục súc với 4 loại phương hại khác nhau. Trong đó nếu:
- Phạm Kim Lâu thân: Gây tai hoạ cho bản thân người chủ tức là tai họa nếu ấp xuống thì người có tuổi phạm sẽ là người dánh chịu nặng nề nhất.
- Phạm Kim Lâu thê (vợ): Gây tai hoạ cho người vợ của người phạm Kim Lâu. Nếu xét về cưới hỏi thì nếu phạm Kim Lâu thê thì người thân là người chồng sẽ chịu hậu quả.
- Phạm Kim Lâu tử: Gây tai hoạ cho người vợ của người phạm Kim Lâu.
- Phạm Kim lục súc: đây là nạn không kiên qua tới con người nhưng gây họa cho gia súc vật nuôi và xét một mặt nào đó là ảnh hưởng tới kinh tế gia đình.
Cụ thể hạn Kim Lâu được tính theo cách thông dụng nhất đó là cách tính 1, 3, 6, 8 Kim Lâu. Bằng cách lấy tuổi mụ của nam (nếu làm nhà), tuổi mụ của nữ (kết hôn) chia cho 9. Nếu phép tính là phép chia hết không dư hoặc có dư nhưng không phải là các số dự 1, 3, 6, 8 thì không phạm Kim Lâu có thể làm nhà, cưới hỏi. Nếu phép chia có dư là các số 1 (phạm Kim Lâu thân), 3 (phạm Kim Lâu thê), 6 (phạm Kim Lâu tử), 8 (phạm Kim Lâu lục súc) thì phạm hạn Kim Lâu.
Ngoài Kim lâu tạo tác (xây nhà) nói trên còn Kim lâu cho cưới gả, chỉ cần xem tuổi âm lịch nữ giới (đàn bà) nếu hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8 là phạm Kim lâu, không nên cưới gả. Do cách vận hành của cửu cung, Hà đồ khác nhau nên có kết quả này (không trình bày ở đây).
2. Cách giải hạn Kim Lâu khi làm nhà và cưới hỏi
Kinh nghiệm truyền tai nhau để tránh những điều không tốt và không nên tiến hành việc cưới hỏi, làm nhà khi phạm phải các điều cấm kỵ đó là phạm Kim Lâu, phạm Hoang Ốc và phạm Tam Tai. Bởi nếu phạm sẽ gặp các vấn đề vô cùng đang sợ có thể ảnh hưởng tới tiền bạc, công danh, sức khỏe và cả tính mạng.
Nếu như gặp hạn Kim Lâu mà việc làm không thể trì hoãn thì có thể chọn cách hóa giải được dân gian cho rằng là cách giải giải Kim Lâu chấp nhận và nó cũng như là một bài toán giải quyết vấn đề tâm lý cho chủ sự dưới đây:
>Cách hóa giải Kim Lâu khi xây nhà
Nếu gặp năm Tứ Kim Lâu nhưng bạn muốn xây nhà thì có thể hóa giải bằng cách “mượn tuổi”. Cách này có nghĩa là bạn sẽ nhờ người có tuổi đẹp trong năm đó mà không phải Kim Lâu hay các hạn cấm kỵ khác để thực hiện các công việc, đứng tên với vai trò là chủ nhà từ việc: cúng bái, động thổ, tổng coi vậy xây dựng, nhập trạch.
Hết năm đó khi bạn không còn phạm hạn Kim Lâu thì có thể làm thủ tục mua bán âm để chuyển quyền sở hữu nhà mới xây đó sang cho mình.
>Cách hóa giải Kim Lâu khi cưới hỏi
Nếu người nữ phạm phải tuổi Kim Lâu mà không thể dời năm cưới sang năm khác thì có thể áp dụng cách giải hạn Kim Lâu dưới đây:
– Cưới 2 lần – xin dâu hai lần: để hoá giải việc “đứt gánh giữa đường” hay gây ra những điều không tốt trong các mối quan hệ trong hôn nhân khi phạm Kim Lâu.
– Chờ qua ngày đông chí: quan niệm dân gian nếu năm đó là năm xấu không được tuổi, được ngày có thể chờ qua ngày đông chí là ngày “vô sư vô sách – quỷ thần bất trách” để tiến hành cưới hỏi.
– Nếu nữ chủ phạm Kim Lâu lấy chồng thì hãy chờ qua sinh nhật âm năm đó.
Ngoài ra, trong cưới hỏi năm Kim Lâu theo kinh nghiệm ông bà đôi lúc không quan trọng năm mà chỉ cần ngày giờ đẹp thì cũng khá tốt. Hoặc tuổi Kim Lâu lấy chồng chỉ tính nếu tuổi của nữ dưới 30 còn nếu trên 30 tuổi phạm Kim Lâu cũng không quan trọng chỉ cần chọn xem ngày cưới đẹp là sẽ có được điều tốt lành.
Nhìn chung, tốt hơn hết không nên xây nhà dựng cửa hay đám cưới nên tuổi của bạn trong năm đó phạm Kim Lâu là tốt nhất. Nhưng trong nhiều trường hợp chủ sự vẫn muốn công việc được tiến hành thì không nhất thiết phải trì hoãn nếu bạn biết cách hóa giải Kim Lâu.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Đọc thêm biểu tượng của các sao trong Tử Vi

>>>Biểu tượng của các sao Chính tinh, trung tinh và phụ tinh
1. Chính tinh
– Âm dương biểu tượng cho đôi mắt, thần thái, khả năng tình dục, sự thể hiện tình cảm và nhân sinh quan.Có cả khả năng điều hoà nữa.
– Tử Phủ biểu hiện dáng người, cân nặng, thế đi đứng, oai phong.Lục phủ ngũ tạng.
– Tham Lang thể hiện nhu cầu vật chất, nhu cầu tình dục, lòng tham. Phần thân dưới, những bộ phận nở nang như mông, ngực.
– Thiên Cơ thể hiện trí tuệ, khả năng tính toán, tổ chức.Tượng là cái trán, phần mày mắt.
– Vũ Khúc: Khả năng nghệ thuật, tài chính. Cái mũi, phần lườn, cánh tay.
– Cự Môn: Khả năng kháng cự, khả năng ngôn ngữ.Miệng, hậu môn, bộ phận dưới.
– Liêm trinh: Lập trường, cá tính, uy nghiêm. Phần xương cốt trên khuôn mặt, thần thái uy nghiêm trên toàn bộ cơ thể.
– Thiên tướng: Khả năng lãnh đạo, sai khiến người khác, năng lực quân sự. Cái đầu.
– Thiên đồng: Lượng mỡ trong người, phần dưới hai gò má ( thịt bao xương quai hàm), cái bụng.
– Thiên Lương: Lương tâm. Cột sống. Nhân trung.
– Thất sát: Tính cương quyết, dám làm dám chịu, có thể trả đũa hay sát phạt. Hàm răng. Xương và tính chất của bàn tay.
– Phá quân: Tính quật cường, làm phản, lập dị. Ấn đường và hai chân mày.
2. Trung tinh, phụ tinh
– Tả Hữu:Khả năng nhường nhịn, vị tha, thích ứng. Đôi vai, đôi tay.
– Hoá Khoa: Tư duy tri thức .Bộ não, sự đầy đặn rộng rãi của trán.
– Hoá Quyền: Khả năng quyết định, làm chủ. Gò má.
– Hoá Lộc: Khả năng buôn bán, kiếm lợi từ thiên hạ.Tóc, râu
– Hoá Kỵ: Tính đố ky, nghi ngờ, đối nghịch. Cái lưỡi, đôi môi.
– Khôi Việt: Vẻ sang trọng. Khu vực đầu mặt.
– Xương Khúc: Tình cảm, năng lực tưởng tượng. Xương, khớp.
– Kình Dương, Mộc dục: Bộ phận sinh sản của nam nữ.
– Thai: Tử cung
………………………………………………………………………….
A. Thức ăn, thức uống biểu tượng bằng các sao
Tham Lang: Thịt
Tham + Kỵ: Thịt lợn
Vũ Khúc: Xương
Thiên Cơ: Ngũ cốc
Thiên Lương: Rau
Thanh Long: Cá
Đà La: Cá nhỏ ở nước ngọt hay rượu mạnh
Phương Các: Gà vịt
Long Trì: Tôm cua và những vật ở bể, hải vị
Bạch hổ: Vật thực ở trên rừng, sơn hào
Thiên Tướng: Cơm
Cự Môn: thịt bò
Thiên Mã + Thiên Khốc: Thịt trâu
Thiên Lương +Hoả Linh: thịt Dê, ngựa
Hoá Quyền: Thịt bê non hay lợn sữa
Lộc Tồn: Lòng lợn hay đồ gia vị cay
Hồng Loan: Tiết canh
Hoá Khoa: con nhông
Thiên Khôc+Thiên Hư+Thiên Riêu: Con rươi
Thất Sát: Hạt đậu nhỏ
Hoa Cái: Hạt đậu to
Hoá Lộc: gia vị đắng
Thái Âm: Thức ăn mặn
Thái Dương: Thức ăn ngọt hay bánh trái
Nhật Nguyệt đồng cung: Thức ăn quý, đắt tiền
Thiên Phủ: Tất cả những thức ăn thịnh soạn
Đào Hoa: Rượu hoa quả hay nước ngọt
Tấu Thư + Hoả Linh: Rượu mùi
Hoả Tinh + Táu Thư đồng cung Cự Môn, Hoá Kỵ: Thuốc lá hay thuốc phiện
Lưu Hà: Bún miến, trai Ốc
B. Cơ thể trong người biểu tượng bằng các sao
1-Thiên khôi:đầu
Thiên Hình đồng cung (Nếu không gặp Giải thần):dễ bị gươm đao chém phải dễ bị hình thương
2-Thiên Tướng:Mặt
Song Hao đồng cung:mặt nhỏ choắt
3-Thái Dương:mắt bên trái
4-Thái Âm:mắt bên phải
Gặp Kỵ,Đà:đau mắt
Gặp Kình:mắt to mắt nhỏ
Riêu,Đà,Kỵ hội họp:mù loà
Gặp tam ám: cận thị
5-Tam Thai:trán
6-Long Trì:mũi
Kình đồng cung:mũi sống trâu
Khốc,Hư hội họp:đau mũi
7-Cự Môn:mồm và nhân trung
8-Hoá Kỵ:lưỡi
9-Tuế Phá:răng
Ngộ Kình: Răng vẩu
Khốc,Hư hội họp:đau răng
10-Bát Toạ:cằm
11-Hoá Lộc:râu
Tham,Vũ đồng cung:rậm râu hay râu quai nón
12-Phượng Các:tai
Tấu,Thư đồng cung:thính tai
Kiếp,Kình hội họp:điếc tai
13-Lâm Quan:cổ
14-Phá Toái:cuống họng
Khốc,Hư hay Không,Kiếp hội họp:đau cuống họng
15-Thiên Việt:vai
Tả Hữu: 2 vai
Song Hao đồng cung:so vai
16-Hoá Quyền:gò má
Tử Vi đồng cung:má đỏ
Thiên Đồng đồng cung:má trắng
Cự,Kỵ đồng cung:má xám đen
17-Đế Vượng:lưng
Kình,Đà hội họp:lưng có tật
18-Tham Lang:nách
Hoá Kỵ đồng cung:hôi nách rất nặng
19-Vũ Khúc,Văn Khúc:hai vú
20-Văn Xương: Bụng
21-Thai:rốn hay âm hộ tử cung
22-Thiên Đồng:bộ máy tiêu hoá
Kỵ đồng cung:đau dạ dày
23-Hỉ Thần:hậu môn
24-Kình Dương:dương vật
25-Thiên Mã:tay chân
Tuần Triệt:chân tay què quặt
26-Bạch Hổ:xương cốt,máu
27-Thiên Riêu:lông hay bộ ruột
28-Phi Liêm:tóc
Hồng Loan đồng cung:tóc rậm dài óng mượt
29-Tả Phụ,Hữu Bật:đôi lông mày
30-Thiên Hình:da hay vết sẹo
31-Vũ Khúc:nốt ruồi
Hồng,Đào đồng cung:nốt ruồi đỏ rất quý
32-Hoa Cái,Không Kiếp,Hình hội họp:mặt rỗ sẹo hay có nhiều tàn nhang
Tất cả các sao này đóng ở Mệnh, Giải ách, hoặc Lục hợp mà ngộ Kình, Hình, Kỵ : hay bị sẹo vết về bộ phận đó.
C. ĐỒ DÙNG
1. Thiên y : quần áo
2. Thai, Tọa : đồ đạc
3. Hồng Loan : vải vóc
4. Thiên Cơ : máy móc
5. Thiên Hình : dao, kéo, gươm, đao
6. Kình Dương : tràng, đục, búa
7. Thiên Tướng : bút
8. Quốc ấn : ấn, triện
9. Tấu thư : giấy
10. Đà La : mực
11. Quang quí : bài vở
12. Khôi, Việt : văn bằng
13. Vũ, Khúc, Tấu thư : nhạc khí (đàn nhị, sênh tiền)
14. Thiên Mã : ngựa (xe)
15. Thiên Khốc : cái nhạc, chuông 
D.NHÓM SAO MÀU SẮC
ĐÀO HOA: chủ sắc màu. Chủ sắc như từ sắc độ. Màu tím ta có từ tím nhạt, tím xanh đến tím đỏ. Tùy thuộc sắc độ mà có. Trong kỹ thuật số màu tím Huế có pha sắc xanh. Trong hình có 2 cô gái mặc đồ tím Huế chỗ có độ sáng mặt trời đo được 6A33C1 đến 753CCC chỗ tối đo được 3711A1 và 340F6F. Những số liệu cần cho những người xử lý ảnh màu.Trong học viên chúng ta cũng có người làm công việc ấy.
Trước đây kỹ thuật số chỉ có 3 màu căn bản đỏ, vàng, xanh biển. Mỗi màu có 64 sắc độ. Với 3 màu, ta có 64x64x64= 26214 nhưng gọi lên là 265.000 màu. Về sau thêm màu xanh cây nằm giữa màu vàng và xanh biển, nếu tính có 64 sắc độ ta lại có. Công thức 64 lũy thừa 4 là trên 16 triệu màu. Màu sắc gần giống như thật. Họa sĩ là người sử dụng màu sắc và chưa chắc ngon hơn người thợ nhuộm, chỉ màu đen thôi họ có tới 40 màu. Các văn sĩ cũng không có chữ để tả vì thế, người ta dùng mã số để gọi.
Vì thế có lúc ĐÀO HOA gặp ĐÀO HOA xung gây (điều này dễ gặp tại Đại Hạn) nên tranh cãi về sắc độ trong sơn nhà cửa, màu áo… Tôi nói xanh rêu mà sao lại xanh này./ Đây cũng là xanh rêu nhưng rêu vàng, rêu già. Màu vàng Trung Quốc khác với màu vàng Nhật, Mỹ loạn cào cào cả lên. Trước mặt người viết hiện giờ vẫn còn để cái thiệp cưới có màu đỏ tươi rất hợp nhãn, nhưng khó chịu với màu đỏ bầm. Chỉ nói ĐÀO HOA là sắc độ của màu các bạn ít quan tâm, nhưng tỉ mỉ như thế có bạn cho là dài dòng. Và ta trở lại với ĐÀO PHI của F1 với nghĩa màu sắc ấy nay đã tàn phai, tàn phai nhan sắc và gìn giữ cho hương sắc ấy bền lâu lan tỏa mãi. Tùy thuộc vào Cát tinh. Nhan sắc không tàn phai.
Đặc biệt ĐÀO HOA luôn luôn phối hợp với các màu Hồng HỒNG LOAN, xanh THANH LONG, vàng LƯU HÀ và cả đen ĐẠI HAO. Không bao giờ gặp trắng BẠCH HỔ. Chỉ có lưu phi tinh này gặp sao cố định kia mà thôi.
THANH LONG: chủ màu xanh, nếu thanh không phải là xanh, can cớ gì gọi là THANH LONG, gọi Hắc Long, Hoàng Long, Xích long… Vì THANH LONG liên quan đến màu xanh phù hợp với nhóm CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG chủ nhà cửa ruộng nương. Màu xanh bên khóm nhà cảnh cửa bình yên thường thấy. Vì thế THANH LONG phù hợp với các nhóm sao trừ nhóm SÁT PHÁ THAM. Màu xanh biểu tượng cho sự bình yên, hòa bình. Trong nhóm 3 sao THANH PHI PHỤC khi bình yên có nghĩa là như thế, quân lính quay trở về nhà, vũ khí PHI LIÊM đã tan đi (cất đi) có chăng là các nông cụ mà thôi.
Màu xanh tương phản với màu đỏ. Các họa sĩ chỉ cho các màu này gần nhau trong quảng cáo, tranh nghệ thuật dùng rất cẩn thận. Van Gogh là điển hình, thấy hoa đỏ cây xanh, sợ chi không mô tả cho giống. Tả thật gây rắc rối không ít. Cách HỒNG THANH (HỒNG LOAN THANH LONG) có tính phức tạp vì xung đột màu sắc, lại xung đột về âm lượng, 1 sao ưa yên gặp 1 sao sao ưa ồn ào nhóm HỒNG ĐÀO. THANH LONG nói 1 đường HỒNG LOAN lại la một ngã. Vì thế cái dễ gặp nhất là phải thanh minh, thanh nga trở lại. Tùy theo Hung, Cát tinh mà vấn đề có khi quá phức tạp, hoặc đơn giản chỉ có thế thôi.
Trên TỬ VI các màu như Xanh THANH LONG giao hội được với Trắng BẠCH HỔ, dễ gặp Vàng LƯU HÀ và Hồng HỒNG LOAN. Nó không giao hội sẽ rắc rối khi gặp Đen ĐẠI HAO. Màu đen lấn át màu xanh. Cũng như THANH LONG là tiếng nói mà ĐẠI HAO là tiếng rống, tiếng hét. Một người đang nói bỗng nhiên hét lên là có vấn đề. Cũng như một người đang la hét với cường độ cao bỗng dưng tắt tiếng, rõ ràng có vấn đề nghiêm trọng...
HỒNG LOAN: con chim hồng, sợi tơ hồng, dòng máu nóng trong cơ thể là đây. Vì thế đi với các nhóm sao thường hợp trừ nhóm SÁT PHÁ THAM có tính phức tạp. Đi với CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG cũng hay nhưng hợp nhất là bộ PHỦ TƯỚNG để gặp cách “Má em hồng anh thấy mà thương”. Người ta thường nói má “hồng đào”
Đi với ĐÀO HOA kết thành bộ ĐÀO HỒNG nổi tiếng
BẠCH HỔ: là màu trắng biểu tượng cho sự trong sạch, đến cả trong sạch trong tâm hồn. Còn là màu bày tỏ nỗi buồn, đến nỗi buồn tang tóc. Vì thế màu trắng được dùng cho lá cờ tang màu trắng viền đen, mang ý nỗi buồn to lớn.
BẠCH HỔ có thể giao hội với các màu đen ĐẠI HAO, màu xanh THANH LONG, không gặp nhóm ĐÀO HỒNG HÀ.. Rất kỵ khi có Lưu HỒNG LOAN, Và nếu Mệnh BẠCH HỔ kỵ đáo hạn HỒNG LOAN.
ĐẠI HAO: là màu đen là màu của sự quan trọng. các quan lớn ngày xưa thường mặc áo màu này. Đời Đường màu đen để mặc cho các quan tri phủ, tri huyện. Màu đen không giao hội với màu xanh (THANH LONG). Đi với Trắng (BẠCH HỔ) chủ hắc bạch phân minh. Đi với đỏ HỒNG LOAN thiên về cờ bạc nếu có SÁT PHÁ. Đi với màu vàng LƯU HÀ chủ sự đại bất ngờ. Xấu tốt tùy thuộc vào hung, cát tinh
LƯU HÀ: màu vàng là LƯU HÀ mặc dù nó mang ý nghĩa rõ nhất, là dòng sông đang chảy. Có lẽ nó chảy giữa đất đai nên phải mang màu này. Thật ra có thể đặt tên nó là Hoàng Hà nhưng các yếu tố, lưu lại, chuyển động… lại không còn nữa. Cuối cùng người xưa chọn được chữ Lưu là hợp lý nhất.
Màu vàng tượng trưng cho nhà vua với lưu danh thiên cổ. Màu vàng không giao hội với trắng BẠCH HỔ, vàng và trắng khó làm nổi bật lẫn nhau. Đi với THANH LONG là hay nhất, nhì là HỒNG LOAN. Các bức đại tự hoành phi thường dùng nền đỏ chữ vàng.
Trên là 5 màu căn bản của TỬ VI, dựa trên ngũ hành xanh thuộc Mộc, vàng thuộc Thổ, trắng thuộc hành Kim, đỏ thuộc Hỏa, đen thuộc hành thủy.

>CÁC CON VẬT TRÊN LÁ SỐ TỬ VI
THIÊN MÃ: Là con ngựa, ngày xưa là phương tiện đi lại rất thông dụng, ngày nay hiếm hoi ta mới gặp ở ngoài đời, chỉ gặp nó trên màn ảnh. Ngoài đời thật biến hóa trở thành xe cộ và cho dù hiện đại đi mấy nữa, bất cứ phương tiện gì cũng được điều khiển bằng tay chân.
LỘC TỒN: là các con trâu, bò, huơu, nai, lợn… nói chung là các con vật có móng guốc, loài ăn cỏ, ăn chơi mà làm thật. Nuôi dưỡng nó sinh lời và chính nó là tài sản, là thực phẩm khi cần thiết. Vì thế LỘC TỒN không bao giờ đói. LỘC TỒN là con trâu bò ở trong cái chuồng, đó là con vật đem lại tiền của, sức kéo cho nhà nông, nhà chăn nuôi. Rất thích hợp với bộ Phủ Tướng là thế. Vì bộ sao này giỏi chăm sóc. Việc được ăn thịt (bò, heo…) đối với 1 số người là niềm hạnh phúc. Nhưng tùy nơi (như trong tù) và tùy thời (thời kỳ kinh tế khó khăn). Dưới thời bao cấp, 1 tháng bán thịt chỉ 1 lần, một người chỉ 1 vài lạng gì đó thôi. Với dân thường khi có khi không.
HỒNG LOAN: là con chim, con gà, con vịt…nói chung là gia cầm, loài biết bay. Nói chung là những con vật nuôi có tiếng hót, tiếng gáy. Đối với người chăn nuôi nó đem lại nguồn sống, còn giúp con người có thêm 1 số nghề nghiệp liên quan như: Nghề nuôi chim cảnh, quán ăn có liên quan đến gia cầm… giúp một số họa sĩ, nhạc sĩ sáng tác ra những tác phẩm lấy chim chóc làm đề tài. Cho nên chúng ta không nên lấy làm lạ vì sao có các bức tranh hoa điểu (chim và hoa) nổi tiếng vì chim luôn luôn đi với hoa bướm cảnh mới sinh động. Và trên Tử Vi 2 sao này luôn luôn có 1 vị trí tam hợp hay đồng cung. Chúng ta hoàn toàn vui mừng (tức THIÊN HỈ) khi hoa nở và có bầy chìm nhỏ ríu rít, làm cho cuộc sống thanh bình hạnh phúc. Nhưng việc nuôi chim nhốt trong lồng là một việc không nên làm, ai cũng muốn tự do, nó cũng thế. Nuôi cá thì được nuôi chim thì không, những con chim nhốt trong lồng khi thả ra nó không bay nổi. Tạm thời nghe tiếng… chim ảo
THANH LONG: là con cá, thật sự là con cá khi nó lội trong nước LƯU HÀ. THANH LONG là con vật có mình dài như loài bò sát, đi với KIẾP SÁT là rắn rít, trăn, cá sấu… THANH LONG có khi là con giun đất (con trùn) một con vật chui nhủi dưới mặt đất, là thức ăn lý tưởng của bọn HỒNG LOAN (tức là chim). Bây giờ con chim ăn con cá tất bạn không lạ. Đó là HỒNG THANH cách. Con cá sấu có thể xơi tái con chim chứ chẳng không. Từ THANH LONG ta lại có ngư dân tức là nhóm SÁT PHÁ THAM. Rồi lại có người sinh ra hợp với những nghề buôn bán cá, đến nghề nuôi cá cảnh, quán ăn chỉ liên quan đến các món ăn sông nước. Đa phần chúng ta là người ăn cá và một hôm hạn ngộ THANH LONG đem lòng yêu cá cảnh.
BẠCH HỔ: đích thị là con cọp, nổi lo toan của nhiều cư dân khi sống gần những nơi hoang vu gần núi rừng và của những kẻ đi rừng. Nhưng ngày nay người nhiều cọp ít. “Cọp Khánh Hòa Ma Bình Thuận”, giỏi lắm chỉ còn là thành ngữ, vào Khánh Hòa gặp cọp người thì có, cọp thiệt chắc chắn rằng không. BẠCH HỔ biến hóa thành beo, mèo loài có vuốt, chó loài có cái mỏm chực cắn. Và BẠCH HỔ luôn luôn xung với TANG MÔN lấp ló ngoài kia, sẵn sàng lên tiếng báo động.
TỬ VI thừơng chọn tối đa 5 đối tượng mà thôi. Đó là 5 con vật với các biến hóa ngoài đời, thiên hình vạn trạng. Vào Thân Mệnh. LỘC TỒN chủ sự tồn tại, THIÊN MÃ chủ tay chân các sao còn lại như BẠCH HỔ, THANH LONG, HỒNG LOAN là tình cảm thái độ khi cần bày tỏ. Chúng ta thường thấy nó ở cung Thân Mệnh và một số người lấy đó làm nghề và một số lấy đó làm nghiệp…
>Các con vật đi với Sát tinh KỴ HÌNH, có thể mang lại tai họa cho chúng ta.

>NHÓM SAO CHỦ NHÀ CỬA
CỰ MÔN: chỉ cửa chính, lớn, trước.
TANG MÔN: chỉ cửa sau, cửa phụ. CỰ MÔN gặp TANG MÔN là cách LƯỠNG MÔN.
THIÊN LƯƠNG: chủ đòn nóc
THIÊN CƠ: chủ nền tảng, nền móng.
THIÊN PHỦ: nhà lớn
VŨ KHÚC: mái hiên.
THÁI ÂM: thềm trong
THÁI DƯƠNG: thềm ngoài

>NHÓM SAO CHỦ ÂM THANH
ĐÀO HOA: huyên náo
HOA CÁI: ồn ào xin cho
THIÊN KHỐC: tiếng khóc
Song HAO: tru tréo, Tiếng rống to, nhỏ
THIÊN LA: tiếng oán trời
ĐỊA VÕNG: tiếng trách đất
THIÊN HƯ: tiếng thở dài
THIÊN KHỐC: tiếng khóc
HIÊN HỶ: tiếng reo vui
PHI LIÊM: tiếng phỉ báng
BÁC SỸ: tiếng bài bác
THIÊN HÌNH: tiếng bắt bẻ
HỒNG LOAN: tiếng nói to
THANH LONG: tiếng nói êm đềm
BẠCH HỔ: tiếng nói hùng hổ
CỰ MÔN: tiếng phản đối
...

E.Để xem, đoán; làng mạc, đình chùa;
Thí dụ : Nếu có người, đến xem nội tình của làng họ ra sao; bạn cứ việc, lấy ngay : năm, tháng ngày, giờ lúc đó mà đặt số tử vi, còn âm nam hay dương nam, âm nữ dương nữ tùy theo âm dương của người xem. (còn tuổi là năm hiện tại đó).
CÁCH ĐOÁN
Tử Vi : đình, thần hòang
Thiên phủ : phủ điện, vua bà
Thái âm : chùa
Liêm Trinh : bụt
Hóa Quyền : đức ông, lý trưởng
Khôi, Việt : sư, thầy tự, ông giáo dạy trong làng
Thiên Đồng : bụt đất, đá
Hoa Cái : bát hương, lọng
Thất Sát : thanh kiếm
Xương, Khúc : hoành phi, câu đối
Thiên Mã : ngựa
Kình Dương : voi
Long, Phương : đồ gỗ chạm rồng phượng, hoặc bằng vôi xây
Cự Môn : làng (gặp Xương, Khúc : làng có trường học gặp Tả, Hữu, Đào, Hồng, Lộc có chợ to)
Thiên Tướng : ấn, hòm sắt
Thiên Lương : miếu thổ thần
Long Trì : ao, giếng
Bạch Hổ : chó đá, thạch tinh
Thiên Cơ : cây cối, cầu quán
Vũ Khúc : lộ bộ thờ thần (hoặc chuông khánh đồng)
Hồng Loan, Thiên Hỷ : vàng trang sức, thờ thần
Đào, Hồng, Hoa, Hỷ : đai màn, quần áo của thần
Đà La : cái mõ cầm canh
Những sao kể trên, gặp Khốc Hư, Tang Hổ, Song Hao; Linh, Hỏa, Kình, Đà, Không, Kiếp,
Riêu, Kỵ và Kiếp Sát hãm thời bị : hư nát, mất cắp, hỏa tai, ma tà phạm tới.
CÁC SAO VỀ GIÀ, KHI TỐNG CHUNG
Cự Môn : áo quan
Tả, Hữu : đỏ tùy
Đào Hồng : đèn nến
Hóa Kỵ : phượng du, cây phướn, chén thuốc
Hoa Cái : lọng
Quan đới : giây thừng
Tấu Thư : giấy phủ mạt
Đường Phù : đồ tiệm
Quốc Ấn : vàng bạc bỏ vào áo quan
Thiên Khốc : phường kèn
Thiên Hư : gậy chống
Xương Khúc : câu đối, trường biển
Khôi, Việt : ông sư, thầy địa lý để đất
Điếu Khách : khách đến phúng viếng
Bạch Hổ : quần áo trớ
Tang môn : xe tang, đòn tang
Thiên Mã : ngựa kéo xe tang
Tử, Phủ, Vũ, Tướng : đồ lộ bộ
Sát, Phá, Liêm, Tham : minh tinh, long đinh, nhà táng
LỜI BÀN : Số thượng lưu về già gặp các sao kể trên : tất đám ma to
Số nghèo hèn, gặp lục sát tinh : tất đám ma nhỏ
VẬY : người giàu, về già, gặp đa quí tinh : đáng lo
Người nghèo, về già, gặp đa hung tinh : đáng buồn
Cần xem Thân, Mệnh, Phúc đức : mà đoán
Sợ nhất là gặp Thiên Không, Đào, Hồng, Cơ, Cự và Lộc Tồn
CHÚ Ý : khi nhắm mắt, không gặp Khôi, Việt : tất không gặp con trưởng. 
E. Vật dụng biểu tượng bằng các sao
Tử Phủ Vũ Tướng thì rất cần Tả Hữu Đào Hồng, Tấu Thự Tả Hữu nghĩa đen là ruộng nhiều xung quanh có bờ vuông vức, Đào Hồng là cây trái, là sự trẻ trung, màu sáng nên cần phải ở những chỗ đông đảo, vùng trọng yếu như thủ đô, tỉnh lỵ, vùng đất được quy hoạch rõ ràng, đất đai có nhiều cây cỏ màu mỡ, nền phải cao, nhà phải có hàng rào vững chắc và đẹp đẽ. Trong nhà có nhiều phòng được ngăn như các thửa ruô.ng. Chỗ cao nhất ngôi nhà hoặc ở khoảng giữa là phòng khách hoặc phòng làm việc của mình. Nguyên do là Tử Vi mà ngộ Tấu Thư được gọi là cách Thần Đồng Phụ Nhĩ, Tấu Thư và sao Dưỡng là cái án thư tùy theo nó đóng ở cung nào thì ta làm gia tăng cung đó. Ví dụ: Tử Vi ở cung Con Cái thì ta dùng bàn học của chúng để bố trí. Theo thiển nghĩ chính sự bố trí này mới gọi là cách điều chSát Phá Tham thì rất cần Thai Cáo Đào Hồng Khôi Việt, nên xem ở phần dướị
Cơ Nguyệt Đồng Lương rất cần Xương Khúc Long Phượng Khôi Việt.
Khôi Việt là quý nhân cho nên trong nhà bàn ghế phải tốt, cửa nhà, cửa sổ phải cao có rèm đẹp, trải thảm tốt, quý phái mà không màu mè, hoặc có ảnh tranh nhà cao cửa rộng hoặc có hình của các vĩ nhân hoặc người ơn của mình.
Xương Khúc là chủ về học trò, anh em, giấy tờ, câu đối, hoành phi, trường học, thư tín, sự uốn lượn như các loại dây leo, tủ sách, tranh thư pháp. Các nơi này phải sạch sẽ sáng sủa, gia đình có nhiều người đến, ở gần anh em hoặc người trong họ, người đồng hương, bàn ghế giường tủ có hoa văn. Tất nhiên việc này đều dựa vào ngũ hành của bản mê.nh. Như Mệnh Hỏa thì hoa văn có hình đầu nhọn diễn tả sự vươn lên. Mạng Kim hoa văn, hình dáng trong nhà dùng nhiều hình tròn. Mạng Mộc dùng những đường sóng dọc. Mạng Thủy dùng những đường uốn lượn. Mạng Thổ dùng những vật dụng thấp.
Quan Phúc là đình chùa, bàn thờ, tùy theo thuộc về cách nào thì ta bố trí dựa vào các sao trung tinh cần thiết của cách đó để gia tăng hoặc điều chỉnh.
Riêng sao Thất Sát do đây là sao chủ về hành động không ngừng nghỉ, chỉ sự lật đật suốt đời không hết việc cho nên cần phải có các hình tượng, đồ đạc hoặc súc vật ở thế ngồi, nếu cần bố trí cung kiếm thì đều có vỏ bọc hoặc cho nằm ngang.
Sao Thiên Tướng hóa khí thành ấn, bất luận giàu hay nghèo nền nhà bao giờ cũng phải thật bằng phẳng, càng có nhiều hoa văn thì càng tốt vì Thiên Tướng mà ngộ Đào Hồng là người đẹp trai.
Riêng về nhà bếp, nhà tắm, nếu dựa theo 6 trục để mà luận thì cung Mão mới chính là cung Táo Quân. Cung này hoàn toàn không chỉ mang ý nghĩa là nhà bếp mà còn chủ về sinh hoạt, đời sống tình cảm, sự giàu nghèo, nói chung là chủ cái gia cang của mình. Cho nên nhà bếp luôn luôn phải lấy tam hợp Hợi, Mão, Mùi để mà luận. Nói về hướng thì dựa vào Bát Trạch Minh Cảnh. Nói về điều chỉnh, trang trí thì dựa vào các sao nằm trong tam hợp. Tất nhiên khi gia tăng hoặc điều chỉnh ở Hợi Mão Mùi sẽ xảy ra trường hợp mâu thuẫn với tam hợp Mệnh hoặc Điền cho nên tam hợp nào thuộc tam hợp Thái Tuế thì lấy đó làm chánh, kế tiếp là lấy tam hợp Mệnh và Điền hoặc cung Táo Quân.
Thiên Mã dù bất luận ở cung nào cũng chủ lối đi ngoài đường cũng như là đường vào nhà, nếu không có sao xấu thì chỉ cần làm bằng phẳng và sáng sủa thì tốt, nếu một đường thẳng vào nhà nhìn tới phía sau cũng được, xe cộ dùng loại tốt. Nhưng nếu nó bị Tuần, Triệt án ngữ, hoặc gặp Không Kiếp Kình Đà thì lối đi vào nhà phải có một hai khúc quẹo, hoặc có trải sỏi trải đá, có các chậu hoa, tùy theo ngũ hành của bản mệnh mà chọn hình dáng lối đị Nếu có Hình Riêu hợp chiếu sẽ là lối ngập nước hoặc có đường ống nước nằm ở dưới hoặc có giếng, trũng, điều chỉnh bằng cách lấp cho bằng phẳng, giếng có đậy nắp, trên có hàng giây leo để giữ độ ẩm, xe cộ dùng loại bình thường hoặc đồ cũ. Nói chung là dựa theo cách của Tử Vi mà luận như Mã Hóa Lộc, Mã Linh Hỏa, Mã cùng đường
Tử Tướng Thìn Tuất tối cần Kình Dương nên trong nhà rất cần cặp voi đứng.
Đà La là cái giá để đựng viết, mực, cái mỏ cầm canh, tức là đồng hồ phải là loại tốt và đẹp. Nếu gặp Hóa Kỵ đồng cung thì nên dùng đồng hồ bằng gỗ có lên nước bóng thì giải được.
Hồng Loan là vải vóc, nếu ngộ Không Kiếp thì chỉ nên dùng vải có một loại màu không có hoa văn để ăn mặc và trang trí.
Bất luận Mệnh hay Điền bị Tuần hay Triệt án ngữ thì trước nhà phải có hàng rào cao che phủ, cửa chính thường đóng kín, đi vào nhà bằng cửa phụ hoặc ngõ sau, ngõ phu..
>Tử Vi
Ông tổ, dinh thự, người có danh chức lớn, quý nhân, ân nhân, ông xếp, nhà có bậc thềm cao bên trong có khu đất hình tròn, cỏ mọc, hình oval, hoặc có hòn non bộ, có cây cao, hoặc có cột cờ cao, nhà từ đường, hương hỏạ
Tử Vi ở Tý, Đới, Thai, Linh, Kình, Dưỡng: Nhà mặt tiền thì nhỏ, chiều ngang thì hẹp, nhưng đi vào phía sau thì đất lại phình lớn ra, thích hợp với người làm nghề mộc, chăn nuôi, nha khoa, thuế vu..
Mệnh Tử Vi Thất Sát, Điền có Hình Riêu: Nhà ở gần sông lớn, nằm ngay tru..c ngã ba lộ, nếu nhà ngó về hướng Bắc hoặc Đông Bắc thì rất tốt. Nếu không có sông thì khi mưa xuống hay bị ngập. Thích hợp với những người làm nghề cấp thủy, bia, rượu mạnh, làm giá sống, nghề pha chế thức ăn, nghề chế biến công nghiệp.
Cung Quan Tử Vi ở Ngọ có Linh Hỏa đồng cung, bố trí theo các tiệm kim hoàn bán vàng như các sách nóị Nếu lại có Không Kiếp hợp chiếu thì nhà phải có nhiều ảnh, sưu tầm máy chụp hình.
>Thiên Cơ
Bất luận là cung gì, nếu Cự Cơ ở Tý, Ngọ mà giáp Linh Hỏa, nếu đặt bếp khi đi vào đến bếp giữa đường hay quẹo trái hay phải rồi mới nhóm lửa thì trong nhà sẽ có người chết bất đắc kỳ tử, công danh sụp đổ bất ngờ, bệnh thần kinh, chết nước.
>Sao Liêm Trinh
Ý nghĩa là bên ngoại, ông ngoại, cậu, bộ xương sườn, các loại cửa có chấn song hàng dọc, trái cây, bông hoa, kẹo, bánh, dầu thơm, nhang khói, nước ngọt, rượu, bia, các loại nước có gaz, loại đất cao có hình mũi nhọn, đất hình như mũi tàu ở Phú Lâm, hoặc gồ ghề, dây xích, còng số 8, các trò chơi domino, cờ tướng, 52 lá bài, hột xí ngầụ
>Liêm Phá đồng cung:
Nhà nằm ngay ngã ba như hình chữ T, hướng thích hợp là trong nhà ngó ra ngoài đường thì hướng trước mặt là hướng Chánh Đông mới tốt. Do cung Điền luôn luôn có sao Thái Âm nên thềm nhà hoặc cửa chánh phải có hình cánh cung nhô ra ngoài đường mới tốt, hoặc cửa nhà là cửa xoay vòng như trong các tiệm ăn.
Liêm, Đào Hoa, Thiên Không, Mộ, Linh, Hỏa: Khu vực trồng dừa, sở nông nghiệp.
Liêm Tướng, Xương, Khúc giáp Kình: Cơ sở văn phòng lo về giáo dục.
Sao Tham Lang
Ý nghĩa là phái nữ, sự diêm dúa, màu mè, thịt heo, chó mực, đầu gối, hoặc ống chân, xương ống, cái nách, lông nách, lông tay, lông chân nhiều, vùng đất cao cây cỏ mọc rậm rạp, hoặc giàn hoa, giàn bông để che mát, ăn uống, cao lâu, tửu quán.
Cung Phụ Mẫu có Vũ Tham đồng cung, Thai, Cáo, Lộc Quyền: Trước mặt nhà là đại lộ có cây nhiềụ
Mệnh có Tham Lang, Tuần hay Triệt án ngữ, Mộc Dục, Long Trì, Địa Kiếp: Trước nhà là khu vực có ao, đầm, khu giải trí có liên quan đến nước, nhà có trưng bày ghe, thuyền. Tham lang Tý Ngo đồng cung hay giáp Linh Hỏa cũng vậỵ
>Sao Cự Môn
Ý nghĩa là nhà cửa, cái miệng, cửa ngỏ, bộ phận sinh dục, bác ruột, ông bác, chồng, cơ quan làm việc, dáng đất hình thù ngay ngắn, vuông vức, vùng đất có màu vàng, sự rạn nứt ở các đồ vật, thịt bò, thuốc lá, ma túy, cái hòm, rương, quan tài, làng xóm, có thêm Văn Xương, Văn Khúc là trường học, có thêm Đào Hoa, Hóa Lộc, là chợ búa, phồn hoa đô hội, đồng cung với Thái Dương, Linh Tinh, Hỏa Tinh, Thái Tuế, là cơ quan công an, quân sự, lò rèn, khu công nghiệp.
Mệnh Cự Môn ở Ngọ, cung Tuất có Linh Tinh: ƠÛ hướng Đông Bắc thì tốt, gần chợ hoặc gần trường học. Để ý sao Thái Dương nếu sáng sủa thì là chợ to, nếu hãm thì là chợ nhỏ, hoặc nhà ở trong hẻm.
Cự Đồng Sửu Mùi Suy Không Kiếp Đới Linh Hỏa: Nhà ở ngay ngã tư đường lớn, trung tâm đô thi..
>Thiên Lương
Ý nghĩa là phụ mẫu, người lớn tuổi, cái thoi dệt vải, sự giao thoa, sự vận hành ngang dọc tới lui, lên xuống, ngã tư đường, cái bụng, các loại rau, các loại cây thuộc họ dây leo, miếu thổ thần, thổ địa, đình thần, vùng đất có nhiều bụi hoặc cát, có nhiều đường đi đan xen như bàn cờ, ngoằn ngoèọ Đi với Thái Âm, Thái Dương, Linh Tinh, Hỏa Tinh là cái lẩụ
Thiên Lương Tang Đà Triệt, Linh Tinh: Bún, hủ tíụ Khi nào ở đường lớn vắng vẻ thì mới làm nên, ở đường nhỏ thì lên đến mấy cũng bần hàn.
Thiên Lương, Linh Tinh, Kình, Đà, Thái Tuế: Khu vực mua bán hoặc làm giày dép, xe cộ, máy móc, máy vi tính nếu là mạng Hỏạ Các mạng khác thì là rau quả cây tráị Nên nếu Mệnh hay Điền có cách này thì chỗ để giày dép hay máy móc phải thật tốt ngăn nắp, hoặc nhà có nhiều tranh ảnh về cây trái hay bàn tiếp khách có các đĩa cây tráị
Mệnh hay Điền có Nhật Lương ở Dậu, Thiên Không, Không Kiếp, Kình, Đà, Xương Khúc: Ở đấy có nhà làm vỏ xe, bình hơi, bình gaz.
Thiên Mã ở cung Quan thì tiếp khách phòng khách phải thật tốt đẹp. Ngọc Cầm cho rằng nếu Mã bị hãm hoặc bị Tuần Triệt thì làm ăn hoặc tiếp khách phải ở phía sau nhà. Nếu tiếp ở phòng khách thì chủ nhân ngôi nhà ngồi lưng xoay ra ngoài đường mới ăn.
Đặc biệt trong Tử Vi sao Thiên Mã rất là quan trọng để ấn định sự thịnh suy sướng hay khổ của cả một đời, nhất là biết được hậu vận, đôi khi không cần phải xem tất cả các sao khác. Cách xem là an sao Thiên Mã theo giờ, tọa thủ ở Cung nào thì lấy các sao ở tam hợp cung đó mà suy khi phối hợp với Cung Mệnh, Thân và Phúc bất luận người đó là tuổi gì. Ví dụ: Sinh giờ Tý thì an Thiên Mã ở Dần, Sinh giờ Dần thì an Thiên Mã ở Thân, Sinh giờ Mão thì an Thiên Mã ở Tỵ …………..
>Thất Sát
Ý nghĩa là cái đầu, hạt đậu nhỏ, đau trĩ, cây đòn dông, xà ngang hoặc các loại cây dầm, dầm nhà, loại đất khô nóng màu đỏ vàng, các loại cây dài nằm ngang.
Thất Sát, Quan Phù, Kình Dương: Đi công tác, đi ở nhờ vào nơi khác để làm việc, khách trọ chánh phủ, trung tâm tu nghiệp và bồi dưỡng công chức.
Thất Sát, Kiếp Sát, Phá Toái, Kình, Đà, Linh, Hỏa: Đồ tể, lò sát sinh, chài lưới, lò mía đường, khu chế biến xuất khẩụ
Cung Điền có Vũ Sát đồng cung tại Dậu, Đồng Lương có Quan Phúc, Kiếp Kỵ, Riêu: Đứng trong nhà ngó ra ngoài đường thì nhà bên tay mặt là nhà người làm về y sĩ, bệnh viện, hoặc trạm xá.
Cung Điền hoặc cung Mệnh có Vũ Sát đồng cung tại Dậu mà có đầy đủ sao tốt thì chọn nhà ngó về hướng Tây Bắc thì tốt nhất.
>Phá Quân
Ý nghĩa, tình nhân, vợ chồng, ngã ba hình chữ T, ở trước nhà cửa có ống cống, đường cống ngầm, hoặc đường trước nhà nhỏ hẹp, gần ngã ba, khu vực không có hình dạng nhất định, đùi, vế, bắp chuốị Đi với sao Linh Tinh, Hỏa Tinh là chủ bệnh thần kinh, nhà bếp, lò, quặng dầu, các loại nước tinh chế như dầu thơm, nước mắm, rượụ
Mệnh có Phá Quân, Thanh Long: Nhà ở ngay ngã ba hoặc ngay khúc cong. Chính vì vậy nên luôn luôn Cung Điền là sao Thái Âm.
>Thái Âm
Ý nghĩa là phái nữ, là bà, mẹ, con gái, cháu gái, âm hộ, tử cung, kinh nguyệt, nhà cửa, mắt bên phải, bộ óc, trí tuệ, thần kinh, lương tâm, dáng đất cao, dài, uốn cong như hình bán nguyệt, hoặc lối đi vào nhà có hình cong, ngoằn ngoèo, thức ăn mặn, chùa Bà, Phật Bà, mồ mả, hoặc vùng nghĩa địa, đầm lầỵ
Thái Âm, Hình, Riêu, Không, Kiếp: Vùng đất có mồ mả, có nhiều đồi cao lên xuống chập chùng, đất úng thủy, ruộng sâu, nhà sàn, nước tương, nước mắm, khu công nghiệp hóa chất, khu giáo xứ, vùng có nhiều đặc sản về cây tráị.
Thái Âm, Thiên Đồng đồng cung ở Tý, có Linh Hỏa tam hợp: Nhà ngay trước cửa có miệng cống hoặc hệ thống gas hoặc vòi nước chữa lửa, bên hong có ngỏ hẽm. Hạn đến cung Điền mà có bộ sao này, nếu muốn làm ăn thì phải ra lề đường, vỉa hè bán mới khá. Hoặc cửa hàng thập sập xê, hạp với các cơ sở làm về nghề hấp, nồi hơi, nghề phải thức khuya dậy sớm. Bán hàng rong rất hạp. Nếu có thêm Tang, Hổ, Kình, Đà là nhà đó con cái chết non, chết bất đắc kỳ tử, bệnh nan y, bệnh hoạn liên miên vì đây là ý nghĩa của nghĩa địa, nhà quàn, miễu thờ người chết ở lề đường. Nếu có thêm Không Kiếp thì lại càng chính xác. Do đó, phải bán hàng rong hoặc ra lề đường, vỉa hè làm ăn là cách giải xấụ
Thái Âm hoặc Tử Vi, Xương, Khúc, Đào, Hồng, Quang, Quý: Khu vực có nhà văn hóa, rạp hát, vũ trường, quán rượụ
Thái Âm ở Dậu, Long Trì, Đà Cáo, Hổ, Mộ, Kỵ: Vùng đất có đường nổi cao, uốn cong, hai bên đường là vùng đất thấp.
Cung Quan Thái Âm ở Hợi Linh đồng cung giáp Không Kiếp: vùng đất đen, đất khu lò than, lò rèn, nghĩa địạ Nếu thêm Quan Phúc là khu vực tiếp cận là nhà từ đường, đất thánh, nhà thờ tổ. Nếu chỉ có Không Kiếp Hao Tuyệt là nhà phải có cây xanh thật nhiều mới ăn. Nói chung hễ Không Kiếp ở đâu thì cách chế tài là dùng cây xanh cho nhiều, đóng ở đâu thì chế ở đó, riêng ở Phúc thì dùng bàn thờ có hoa trưng bày cho nhiều, ở mệnh thì dùng quần áo, phòng làm việc, ở Nô thì dùng phòng khách, ở Ách thì dùng phòng ngủ.
>Thái Dương
Ý nghĩa là bàn chân, thận hỏa, mắt trái, xe cộ, súc vật, con ngựa, cơ giới, máy điện toán, đất bằng phẳng, màu nóng, da ngăm đỏ, râu rậm đen, là ông, cha, chú, con trai, cháu trai, thần kinh hệ, bộ não, huyết áp, trí tuê..
Thái Dương, Kiếp, Hỏa, Phi Liêm, Long Trì: Nhà sàn bên sông.
Thái Dương, Đà, Hổ, Tuần, mạng Hỏa: Nhà làm máy cày, xe hạng nặng, sơ giao thông vận tảị
Thái Dương ở Tỵ, Không, Kiếp, Kỵ, Hà Sát, Đà Linh Hỏa: Hạp vùng biển, làm tàu bè, hàng hảị
Thái Dương ở Hợi mạng Kim, Không, Kiếp, Kỵ, Hà Sát, Đà Linh Hỏa: Hạp vùng núi, khu mua bán hoặc chế tạo xe máy cơ khí, cơ giớị
Âm hoặc Dương, Cự Môn, Thiên Đồng, Xương, Khúc Linh Riêu Đà Mộ Kỵ, Không Kiếp: Khu vực nhà gần nghĩa địa, nhà thờ, nhà bán hòm. Nếu không như vậy thì trong nhà phải có bàn thờ thật tốt và uy nghiêm mới ăn.
>Vũ Khúc
Ý nghĩa là người lính, nhân công, người giúp việc, đệ tử, vây cánh, cái rốn, nút ruồi, quả cầu thủy tinh, nhạc khí, xương cốt, các loại đồ vật, nhà cửa, đất đai có hình tròn, hình bán nguyệt, ở người nữ là cặp vú.
Do nghĩa là lính nên Mệnh hay Điền có Vũ Khúc thì trong nhà cần có nhiều tranh ảnh về người mới tốt.
>Thiên Đồng
Ý nghĩa là phái nữ, đất trũng, xung quanh có nước, đầm, thung lũng, ao, hồ, đập, kênh mương, đường thoát nước, bộ máy tiêu hóa, bao tử, chòm xóm, băng nhóm, hội ái hữu, thích ăn uống, nhậu nhẹt, tế lễ, đình đám, cúng bái, xem quẻ.
Đồng Lương Tỵ Hợi, Riêu, Kỵ, Hao, Tuyệt: Khu vực làm ống cống, là ống cống, kinh, mương nhỏ đan chằn chịt có nước chảy ngầm.
Đồng Lương ở Dần Thân, Linh Hỏa đồng cung Không Kiếp Tuần Triệt án ngữ: Khu vực nhà ở bến nước, bến đò, vùng vịnh, bến sông, bến cầụ
>Thiên Tướng
Ý nghĩa là đầu, mặt, đôi vai, cái ấn, nền đất cao ráo vuông vức, cơm, gạo, người làm quan, cây bút.
>Thiên Phủ
Ý nghĩa là nhà kho, két sắt, đồ đựng tiền, các loại thức ăn thịnh soạn, sang trọng, đất gần núi, lá lách, gan, người có tiếng tăm, quý nhân, ân nhân.
Mệnh có Thiên Phủ bị Tuần án ngữ, cung Di có Thanh Long, Long Trì, cung Điền Cự Nhật ở Dần có Thiên Không, Đà La: Nhà trước mặt là sông. Hoặc Mệnh có Thiên Phủ hạn đến gặp Tham Lang, Địa Kiếp, Hình, Riêu thì mua hoặc đến nhà như vậỵ Nếu lại có thêm Phục Binh thì con sông hoặc con mương ở sau lưng nhà.
Cung Mệnh hoặc Phúc có Thiên Phủ ngộ Không, Kiếp, Quan, Phúc: Thì nhà ngó về hướng Tây mới tốt. Nếu nhà ngó về hướng Nam thì thịnh vượng, nhưng trước mặt bên kia đường nếu là trại lính, là chung cư, nhà cao tầng mà Mệnh hay Phúc có Kình Đà thì khá giả không lâu bền.
Lưu Hà, Địa Kiếp:
Vùng nước lụt, đầm lầy, đất không có chân nếu làm nhà thì phải đóng cừ, lúa gặt bị ẩm,
Lưu Hà, Phá Toái:
Tiền bồi thường, bồi dưỡng.
Cung Điền ở cung Mộc hoặc có nhiều sao Mộc mà Cung Nô Bộc có Thai, Tọa: Trại cưa, đồ gỗ, xưởng gỗ, nhà ông bà cha mẹ làm nghề thợ mộc, đồ gỗ.
Bát Tọa, Không Kiếp:
Khu sửa xe, bến xe, bến ga, bến tàu, điện thoại, bưu điện, phòng thông tin,
Tấu, Hồng, Thiên Không, Dục, Suy, Kình, Linh: Khu hoặc nhà làm đồ giả hàng mẫu đặc sắc, khu hàng mã, chợ thiếc, chợ hoặc nhà bán đồ xi mạ, đồ trang sức.
Thiên Khôi, Đà, Kỵ:
Khu ở yên tĩnh vắng người, nhưng toàn là người lịch sự khá giả. Nếu mệnh có Tuần án ngữ thì hướng tốt là hướng Đông Bắc, nhà đi vào ngã ba, vào hẻm mới đến nhà mình.
Cung Điền có Hình, Tuế, Kình, Đà hoặc cung Phúc có Thái Tuế, Mệnh có Hình, Điền có Kình Đà: Đường về nhà có hình cong như lưỡi daọ
Hạn làm nhà ứng vào Cung Điền mà cung Quan Lộc có Phá Quân, Địa Kiếp, nếu năm ấy lại gặp Lưu Tang Môn, Thiên Không, Hình Riêu, Đà, Kỵ, Tử, Tuyệt, là hạn làm nhà bị nứt, sụp đổ, bị lúng móng, thiên tai, xây nhà nửa chừng thì bỏ ngang do làm ăn thất bại hoặc do túng thiếụ
Tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, hoặc người có Mệnh, Thân ở 4 cung trên có Linh Hỏa tọa thủ hoặc hợp chiếu, thì nhà ở khu vực làm thợ rèn, cơ khí, đối diên nhà là khu vực có hình ốc đảọ ở khu vực này khó lòng làm nên, nhưng nếu nhà mình và khu vực nói trên, ở giữa là con đường thật lớn thì hóa giải được.
Mệnh hoặc Điền có Long Phượng phải xây nhà cao ráo, có gác nhô ra ngoài đường mới tốt, gác lửng thì xấụ
Mệnh hoặc Điền ở Ngọ có Quyền, Khốc: Khu vực nhà ở nơi biên giới, hoặc giáp ranh hai địa phương Tỉnh hoặc Quận thì khá giả.
Mệnh hoặc Điền ở La Võng gặp Tuần hay Triệt án ngữ, Long Trì, Thanh Long, Thai, Kình, Đà, Linh Hỏa: Giếng hoặc hòn non bộ nằm ngay dưới chân cầu thang hình xoắn ốc, hoặc lối đi vào nhà có giếng sát ngay bên cạnh tường.
Cung Điền có Sinh, Vượng, Mộ, Thiên Không, Kình, Đà: Khu công ty cổ phần, tổ hợp thương mại, nhà luôn ở chung đụng với người thân.
Xương Khúc ở Điền hoặc Mệnh chủ về ruộng rẩy, nhà có vườn, trước nhà phải có trồng hoa lá chậu kiểng thì mới tốt.
Mệnh hoặc Điền có Hình, Riêu, Linh, Hỏa, Quan, Phúc: Nhà phải ngó về hướng Tây mới tốt.
Nhưng phải có hàng rào che chắn, ngồi trong nhà không thấy ngoài đường.
Mệnh hoặc Điền có Long Trì, Phượng Các: Hạp đến quốc gia nào lấy loài chim làm biểu tượng, làm vật tổ thì hạp.
Mệnh, Thân, Điền mà có Không Kiếp. Tử, Tuyệt, Linh, Xương, Khúc, Cô Quả: Ơ*? ngay ngã tư là bại vong.
Người làm nghề công nghệ vi tính internet, thống kê, kế toán: Trong nhà phải có ao cá nhỏ li ti mà nhiều mới hạp, biểu tượng cho vi mạch điện tử.
Song Hao chủ sự tái đi tái lại nhiều lần nên có sách nói là bộ máy tiêu hóạ Như vậy nếu ở cung Điền thì thường có 2 nhà trở lên, do tự tạo hoặc do công vụ mà được cấp thêm.
Mệnh hay Điền có Thai Cáo thì công sở phải có bảng hiệu, bảng xe, bao bì phải đẹp. Nếu là nhà riêng thì cổng nhà phải có hàng rào thật đẹp.
Do nghĩa Xương Khúc, Linh, Dục là giấy tờ lầm lộn, tính toan sai lầm, giấy khống, giấy giả, giấy bị thất lạc, học hành dở dang nên nếu Mệnh hoặc Điền có các sao này thì trong nhà tranh ảnh nên dùng bản sao, bản copy, bản tầm thường thì mới hạp.
Đà, Mộ, Thiên Không, Quang Quý, Không Kiếp: Nhà ở nhờ, ở đậu, trả góp, cho thuê nhà, làm bảo hiểm địa ốc.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

Đọc thêm: Hình dạng, màu sắc và chất liệu theo ngũ hành

Các nhà phong thủy học tin rằng, các hình dạng khác nhau trong môi trường sống, từ nhà cửa, đồ nội thất đến cả quần áo và đồ trang sức cũng góp phần trợ giúp bạn trong đời sông và đem đến các nguồn năng lượng tốt cho từng mục tiêu trong cuộc sống. Bạn hãy tham khảo hình dạng của chúng theo phong thủy:
>Hình chữ nhật: đại diện cho hành Mộc
Hình dạng này đại diện cho năng lượng của gỗ (Mộc) và sự tăng tiến. Con số hợp với hình này là số 3 và 4, trong đó số ba mang lại nhiều may mắn hơn. Hình chữ nhật cũng đại diện cho sự chuyển động. Sử dụng hình chữ nhật trong văn phòng để cân bằng lại yếu tố Kim hoặc Thổ, hoặc khi bạn muốn tìm kiếm sự bảo vệ.
>Hình vuông: đặc trưng cho hành Thổ
Đây là yếu tố của đất (Thổ) và số 2. Hình vuông thu hút những năng lượng bền vững liên quan đến các mối quan hệ và gia đình. Thêm năng lượng này khi bạn đang cảm thấy như có quá nhiều hỗn loạn trong mối quan hệ và cuộc sống của bạn.
Hình vuông mang đến giàu có và thành công cho người mang Quái số 8, 2 và 5.
>Tam giác: đặc trưng cho hành Hỏa
Đây là hình dạng của nguyên tố lửa (Hỏa) và số 9. Hình tam giác chỉ nên bày ít trong phòng nhưng có tác dụng lên với sự nghiệp, tiền bạc. So với các hình khối khác thì nên cẩn trọng nhất khi sử dụng hình tam giác vì quá nhiều lửa có thể thiêu rụi mọi cố gắng.
Tam giác hợp với những người mang Quái số 3.
>Làn sóng: đại diện cho hành Thủy
Làn sóng đương nhiên đại diện cho nước (Thủy). Ngoài ra, nó còn đại diện cho số 1. Hình dạng đường cong tượng trưng cho tính lưu động của các phần tử nước và khả năng vận chuyển và chuyển hóa. Đây là một trong những hình dạng khó áp dụng nhất vào nội thất và phong thủy nhà ở hiện nay.
Người có Quái số 4 hợp bày đồ nội thất lượn sóng trong nhà
>Khối tròn: đại diện cho hành Kim
Hình khối này an toàn và may mắn nhất vì đại diện cho vàng (Kim), con số 6 và 7 an lành. Tính kim giúp cân bằng lại tính mộc quá nhiều trong những ngôi nhà gỗ, lắp sàn gỗ hay đồ nội thất gỗ.
Hãy sáng suốt lựa chọn ra hình khối phù hợp với mệnh của mình để bố trí vào nhà ở, đồ dùng…. Điều này giúp bạn tăng thêm may mắn.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Đọc thêm 10 lưu ý về phong thủy khi thiết kế cửa chính


Bất kì người nào dù xây nhà to hay nhỏ, mua nhà lớn hay bé thì việc đầu tiên mà họ làm chính là xem hướng nhà đó có hợp mệnh không. Tuy nhiên theo phong thủy thì ngoài hướng với chủ nhà thì phong thủy cửa chính của một căn nhà cũng quan trọng không kém. Bởi cửa chính vừa là nơi mọi người đi ra đi vào, đồng thời còn là con đường thông dẫn khí từ bên ngoài vào bên trong nhà. Vì vậy, cần phải hết sức lưu ý khi thiết kế. Dưới đây là 10 điều kiêng kỵ cần tránh khi thiết kế cửa chính trong nhà:
1. Đối với căn hộ Chung cư, cửa chính không thể đối diện với thang máy. Nếu cửa nhà đối diện với thang máy, sẽ hình thành vấn đề nhìn ngó của người qua kẻ lại, gây phiền phức. Khi cửa thang máy và cửa nhà đồng thời mở, mọi việc trong nhà đều có thể nhìn thấy hết. Chủ nhà có cảm giác bị soi mói, khiến cho bí mật riêng tư trong cuộc sống không được bảo đảm. Hơn nữa, người ra người vào tạo ra âm thanh tạp loạn, ảnh hưởng tới chất lượng sống của gia đình, lâu dần tự nhiên ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người.
2. Không nên để cửa vào nhà quá cao, dễ bị thị phi, tản mát khí. Nếu cửa quá thấp, người có chiều cao ra vào phải cúi đầu, chủ về tượng cứu người, không cát lợi. Kích thước cửa phải tương xứng với ngôi nhà. Cửa chính là mái vòm đại diện cho trạng thái động. Trong khi nhà ở cần tĩnh, cửa chính mái vòm không thích hợp. Nhưng đối với các công trình giải trí công cộng, cửa mái vòm lại có thể sử dụng.
3.  Dân gian cho rằng cửa chính là cửa ra vào của “thần tài”, cho nên phải giữ cho sạch sẽ. Bởi vậy không nên đặt đổ linh tinh và các đồ vận dễ gây sát khí trước cửa chính như: Tảng đá lớn, giả sơn, bia đá, đống đất, đống cát, đống gạch, cây lớn, cây khô, cột cờ điều này làm ngăn cản việc lưu thông không khí. Đôi khi dù cửa chính ở những vị trí tốt nhưng vì những nhân tố gây nhiễu này mà không thể đạt được hiệu quả như ý muốn. Ví dụ, khi cửa chính đối diện với nhà vệ sinh hoặc đống rác hoặc đống tạp vật. Trong trường hợp này dù thiết kế phong thủy ra sao thì “thần tài” ở ngoài cửa cũng bị cản lại.
4.  Đối với nhà thổ cư, minh đường (sân trước nhà) trước cửa chính nên rộng không có vật xung sát. Cửa chính không nên đối diện với đường lớn, ngõ cụt, khe sâu hoặc vừa mở cửa là thấy đường đi, đường nước, cây cầu đối diện, hình thành thế phản cung (gọi là liêm đao sát). Trước cửa chính có góc nhà, cột nhà đâm thẳng vào hoặc đối diện với cầu thang, khiến sát khí càng nặng. Nếu đối diện với cột điện là “huyền châm sát”, chủ về hung họa.
5.  Cửa chính cũng không nên đối diện với cửa nhà kho hoặc miếu thờ, cửa ra vào của đường hầm, cửa thông gió, cửa thoát khí của nhà khác. Nếu gặp các trường hợp trên, nên treo gương cầu lồi hoặc gương la kinh hóa giải ở huyền quan (khoảng không gian sau cửa chính có tác dụng cân bằng không khí) hoặc trước mi cửa.
6.  Cửa chính cũng không nên đi thẳng lên cầu thang hoặc nhà vệ sinh, nếu không sẽ dễ bị phá sản.
7.  Cửa chính thấp hơn đường lớn thường gia chủ thường gặp sự suy bại, năm sau thường không bằng năm trước, ngày một kém đi.
8.  Tất cả các cửa đều không được tương xung, đặc biệt là cửa chính vừa mở là toàn bộ căn nhà hiện ra.
9. Cửa chính vững, không bay màu sơn: Cửa chính là một nơi rất quan trọng, có thể coi đây cũng như bộ mặt của ngôi nhà. Bạn cần phải đặc biệt chú ý đến cửa chính của nhà mình.Nếu như cửa chính được lắp đặt từ lâu nhưng vẫn bền vững, lớp sơn, lớp gỗ không bị bong tróc, bay màu thì tức là ngôi nhà bạn đang ở cũng có phong thủy rất tốt.Theo phong thủy nhà ở, cửa là nơi con người ra vào, giao lưu với vạn vật, vì thế, cửa mà vững chắc thì sự nghiệp của bạn ổn định, dễ gặp được quý nhân trợ giúp.
10. Phong thủy tối kỵ cửa trước, cửa sau thành một đường thẳng. Cửa sổ trước sau cũng không được nối liền thành đường thẳng. Điều này giống với vừa vào cửa là có thể nhìn thấy hết toàn bộ ngôi nhà, khí vào không tụ mà tán hoặc tuột đi mất. Trường hợp này thuộc “xuyên đường sát”.
>Phong thủy của ngôi nhà phải tàng phong tụ khí, tức là khí đi vào cửa chính, không nên đi thẳng ra sau nhà. “Phong” nên từ từ lưu thông. Cửa sân vườn cũng không nên nối với cửa chính ngôi nhà tạo thành một đường thẳng. Cửa sân vườn, cửa nhà và cửa phòng ngủ nối thành một đường thẳng, gọi là “xuyên tâm sát”, chủ về hung họa "xuyên đường sát” và “xuyên tâm sát” dễ xảy ra chuyện thị phi, bệnh tật kiện tụng, gặp chuyện ngoài ý muốn, phẫu thuật, đổ máu, suy bại tiền tài, cô độc. Vì vậy, để hóa giải cửa nhà và cửa vườn nên mở hơi lệch nhau. Nếu không thể mở lệch, phải lắp cửa chắn gió hoặc tủ rượu, tủ giày, bình phong để ngăn cách mới được cát lợi.
Theo phong thủy khi trang trí cửa ra vào ta nên chọn màu thảm sáng màu và mới hợp với mệnh chủ sẽ giúp bạn có được may mắn, đón nhận vượng khí vào nhà hoặc có thể đặt chậu cây cảnh phong thủy ở cạnh lối ra vào để hút thêm tài lộc.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

Đọc thêm cách chuyển bàn thờ sang vị trí mới trong nhà


Bàn thờ bát hương gia tiên hay thần tài là những vị trí, vật dụng linh thiên thờ cúng ông bà tổ tiên và các vị thần linh cầu phước lành. Cho nên việc chuyển bàn thờ thần tài hay gia tiên, thổ công, chuyển bát hương sang vị trí khác hay từ nhà cũ sang là mới là một vấn đề quan trọng, gia chủ cần đảm bảo phải biết cách chọn ngày tốt, làm các thủ tục (sắm lễ, văn khấn) đúng với truyền thống giúp mang lại những vận may, tránh điều xúi quẩy.
>Các bước chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà:
-Chọn ngày tốt và giờ tốt để tiến hành.
-Sắm lễ vật và chuẩn bị mâm lễ.
-Thắp hương và cúng theo sớ có sẵn.
*Xem ngày tốt và chọn ngày đẹp để chuyển ban thờ
Thông thường các ngày tốt trong tháng là ngày mùng 1 và hôm rằm. Phù hợp cho việc chuyển ban thờ gia tiên về vị trí mới.
Nhìn chung nên chuyển bàn thờ vào ngày nào sẽ phụ thuộc vào ngày/tháng hợp với tuổi gia chủ và phải là ngày Hoàng Đạo, năm sẽ là năm không phạm tam tai.
*Sắm lễ để cúng chuyển bàn thờ gia tiên không cần sắm 2 mâm lễ, ở hai nơi mới và cũ, cúng hai lần mà chỉ cần làm một lễ mà thôi.
Các đồ lễ cúng để tiến hành cúng chuyển ban thờ cần có:
Thịt gà luộc. Xôi đỗ. Gia đình có thể chuẩn bị một mâm cỗ mặn thịnh soạn, thay vì chỉ có hai đĩa xôi và gà.
Chai rượu trắng mở nắp và ba chén đã được rót đầy rượu trắng.
Hoa quả tươi.
Một lọ hoa tươi.
Đĩa trầu cau và lá trầu tươi ( ba lá).
Giấy đinh giấy tiền.
Một chén nước sạch.
Đồ vàng mã: Quần áo, đồ dùng hàng ngày như: ô tô, điện thoại, mũ, giày.
 *Thủ tục di dời, chuyển bàn thờ sang vị trí mới Khi tới giờ Hoàng Đạo thì gia chủ chỉnh chu quần áo, đồ lễ và thắp hương nhang, lạy 3 lạy và bắt đầu đọc văn khấn chuyển bàn thờ sang vị trí mới.
Tại vị trí cũ của ban thờ đặt ba lễ tiền vàng, một cốc nước lã, ba chén rượu và một lọ hoa hồng 5 bông. Tiếp đó, gia chủ thắp hương mỗi bát hương 3 nén hương, rót một chút rượu ra tay rắc lên bàn thờ rồi đọc bài khấn xin chuyển bàn thờ, bát hương.
>Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên, thổ công, thần tài
Văn khấn chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà và chuyển bàn thờ sang nhà mới về cơ bản là như nhau chỉ khác nhau về lời thỉnh cầu, loại bàn thờ, vị trí cũ và mới.
Bạn có thể tham khảo văn khấn chuyển bàn thờ tổ tiên, thần tài, ông địa, thờ phật sang nơi ở mới hoặc vị trí khác trong nhà dưới đây:
Bài văn khấn chuyển bàn thờ
"Nam mô A Di Đà Phật"
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày: .... tháng ... năm ............ 20...
Tín chủ con là: .......................tuổi....
Hiện đang trú tại: ......................................................
Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần (Gia tiên, Thổ Công - Ông Táo, Phật…) vào nơi mới.
Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ "Thiên di linh vị Thần đài" – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ........... sang phòng ......... Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.
Tín chủ: ......................... con xin dập đầu kính bái.”
Văn khấn lễ tạ chuyển bàn thờ
Sau khi đọc văn khấn xin chuyển dời bàn thờ sang vị trí mới xong thì gia chủ nhớ vái lạy và cần chờ tới khi hết 2/3 tuần hương thì lễ tạ, hóa vàng. nữa. Chỉ cần lấy tiền vàng trên ban thờ lót dưới và để nguyên bê qua vị trí văn phòng mới, vị trí thích hợp, đã tính toán trước ở trong nhà mà không phải bốc lại bát hương gia tiên hay ông công ông thổ địa, thần tài…
Sau khi di dời bàn thờ xong thi hóa toàn bộ tiền vàng và lấy địa chỉ rắc vào tro hóa tiền và bày lễ rồi thắp thuần hương mới, rót rượu và hướng cháy khoảng được ¼ thì đọc văn khấn lễ tạ như sau:
“Hôm nay là ngày…………..tháng năm……….
Tín chủ là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia.
Chúng con xin các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.
Kính xin chư vị thần linh phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.
Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ!”
Sau khi lễ xong chờ đợi hết tuần nhang thì gia chủ có thể hóa vàng mã dọn lễ cúng, hoàn tất thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí mới trong nhà.