> Năm nhuận là năm có nhiều ngày hơn năm thường. Tháng nhuận là 1 năm có 2 tháng âm lịch. Tháng nhuận tức là tháng thừa ra, dôi ra. Khái niệm tháng nhuận chỉ xuất hiện ở lịch âm, tức lịch Mặt Trăng.
Trong lịch âm, 1 năm có 354 ngày, thời
gian dư ra chênh lệch sau mỗi 3 năm đủ để tích lũy thành 1 tháng.
Để tránh sự sai lệch thời gian quá lớn
sau nhiều năm, người ta quy ước cứ 3 năm lại có 1 tháng nhuận, tháng này không
cố định mà luân phiên thay đổi theo từng năm nhuận.
Quan niệm dân gian truyền thống cho rằng,
năm nhuận là năm cuối cùng hoàn thiện một chu kỳ để mở ra một chu kỳ mới nên
sinh khí sẽ sớm phát hơn, “nhuận” tức là “thừa ra”, ý chỉ sự sung túc, may mắn,
dư dả về tiền bạc, sức khỏe…Hay nghĩ một cách đơn giản hơn, 1 năm có dư ra 1
tháng, việc xây nhà, chuyển nhà hay làm bất kỳ 1 việc quan trọng nào… cũng đều
thuận lợi vì không bị gấp gáp về mặt thời gian.
Khi đó, tinh thần thoải mái, làm mọi việc
sẽ được lộc hơn, gia đình cũng sung túc, thịnh vượng hơn.
Về bản chất của năm nhuận dù là dương
lịch hay âm lịch cũng chỉ là để đảm bảo có sự đồng bộ của năm thiên văn (âm
lịch) với năm trên lịch (dương lịch) mà thôi.
Khi làm nhà hay mua xe bạn phải xem tuổi,
xem hướng, xem ngày giờ động thổ hay chọn màu xe cho hợp mệnh do đó nếu vào
tháng nhuận được tuổi làm nhà, cần xe đi
công việc thì vẫn tiến hành động thổ hay mua xe như bình thường .
Vận trình hưng vượng của đời người có mối
liên hệ mật thiết với tháng sinh (vi lý do này mà dân gian hay nói “ được mùa
sinh” nghĩa là sinh ra tháng đúng mùa sinh) nhưng đó chỉ là yếu tố nhỏ thôi. Vi
thế những người sinh tháng nhuận cần nhớ chính xác cả ngày dương lịch khi xem
Tử vi hay Tứ trụ, cuộc đời bạn có thành công hay không còn tùy thuộc vào những
yếu tố khác nữa.
Cuộc đời mỗi người theo văn hóa phương
Đông phụ thuộc vào 3 yếu tố:
1.
Thiên mệnh ( số trời
thể hiện qua Lá số tử vi hay Tứ trụ) chiếm khoảng 60%
2.
Địa mệnh (môi trường
sống, cha mẹ, anh em…) chiếm khoảng 20%
3.
Nhân mệnh ( tự bản
thân …..) chiếm 20%
Tuy nhân mệnh và địa mệnh chỉ chiếm 40 % nhưng lại là yếu
tố ta có thể thay đổi được. Để thay đổi địa mệnh ta có thể đổi nhà, ra nước
ngoài sinh sống…
Để thay đổi Nhân mệnh ta nâng cao tri thức, tu sửa bản
thân, yêu thương và vị tha… Vì thế các cụ mới có câu “ Đức năng thắng sô” là vì
thế.
Hiện có hai cách tính lịch theo dương lịch và âm lịch, trong đó dương lịch là cách tính theo chu kỳ Trái đất quay quanh Mặt trời. Đây là loại lịch đang được thế giới chính thức sử dụng. Còn âm lịch tính theo chu kỳ Mặt trăng quay quanh Trái đất, chủ yếu được các nước phương Đông sử dụng.
Với dương lịch, chu kỳ Trái đất quay quanh Mặt trời là 365+
1/4 ngày. Nhưng theo quy ước thì mỗi năm chỉ có 365 ngày, nên năm dương lịch sẽ
chênh với thời gian thực là 1/4 ngày. Điều này cũng có nghĩa sau 4 năm thì
dương lịch sẽ dư một ngày và sẽ có một năm nhuận một ngày. Năm nhuận này theo
quy ước rơi vào tháng hai (tức là tháng có 29 ngày).
Trong khi đó, một năm âm lịch có 354 ngày, và nếu so sánh với
dương lịch (365 ngày) thì âm lịch ngắn hơn 11 ngày. "Như vậy cứ ba năm, âm
lịch lại ngắn hơn dương lịch 33 ngày, tức là ba năm âm lịch sẽ nhuận một tháng
chứ không nhuận một ngày như dương lịch".
Muốn tính năm âm lịch đó có tháng nhuận hay không chỉ
cần làm phép toán đơn giản là, lấy năm dương lịch chia cho 19 nếu chia hết hoặc
ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì chắc chắn đúng. "Các nhà nghiên cứu lịch
thế giới đã có cách tính lịch rất chính xác từ cách đây hàng triệu năm về trước
vì vậy không bao giờ có sự nhầm lẫn", Vì thế LHQ khuyến cáo mọi người nên
sử dụng dương lịch để theo dõi mùa màng và thời tiết.