Sơ đồ bài trí ban thờ gia tiên:
1: Hoành
phi, đại tự, cuốn thư 7: Hạc
thờ
2: Câu đối 8:
Bát hương
3: Ngai
thờ, ỷ thờ 9:
Đôi mâm bồng
4: Di ảnh
thờ 10
-11: Đài thờ, khay, chén thờ
5: Đỉnh
thờ 12: Ống Đựng hương
6: Chân nến 13:
Đôi lọ hoa 14:
Đèn thờ
Vị trí 1 - 2: Hoành phi - câu đối, đại tự, cuốn thư
Bức hoành phi câu đối hay cuốn
thư câu đối là phần đầu tiên được đặt trên cùng của bàn thờ.
Hoành phi, đại tự hay cuốn
thư sẽ được đặt ở vị trí trung tâm, sát tường được viết bằng chữ Nho và thường
có nội dung là Quang Lưu Đức (ý nghĩa: nhắc tới công đức của tổ tiên lưu truyền
lại cho con cháu, phù hộ con cháu, soi sáng đường lối các thế hệ sau).
Câu đối luôn được đi kèm với
bức hoành phi, đại tự hay cuốn thư tạo thành bộ Hoành phi câu đối. Câu đối
trong thờ cúng gia tiên có nội dung chủ yếu là: công đức, chí hướng của tổ
tiên, lời căn dặn dành cho con cháu.
Câu đối luôn luôn đi kèm với
bức Hoành Phi, Đại Tự hoặc Cuốn Thư tạo thành bộ Hoành phi câu đối, Cuốn
thư câu đối. Đôi câu đối được bày ở 2 bên và thấp hơn bức hoành phi một chút và
ở 2 bên bàn thờ gia tiên. Có thể treo sát tường hoặc treo ốp vào hai bên cột
của nhà thờ, hoành phi treo
hơi xiên xuống góc 15-30 độ. Câu
đối thuộc loại văn biền ngẫu gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị quan điểm của
tác giả, tình cảm của tác giả trước một sự vật, hiện tượng nào đó. Đôi câu đối
trong thờ cúng gia tiên chủ yếu tập trung vào nội dung: công đức, chí hướng của
tổ tiên, lời căn dặn của tổ tiên dành cho con cháu.
Vị trí 3: Ngai thờ, ỷ thờ
Ngai thờ hay ỷ thờ sẽ được
đặt ở chính giữa và phía trong cùng của bàn thờ. Có rất nhiều loại ngai thờ
được đúc đồng hoặc gỗ sơn son thếp vàng.
Bên trên ngai thờ đặt bài vị,
linh vị tổ tiên.
Vị trí 4: Di ảnh thờ
Di ảnh thờ có thể thay thế
bằng tượng đồng chân dung của ông bà, tổ tiên.Tượng đồng cần chú ý đặt theo
kích thước phù hợp không nhỏ quá mà cũng không to quá thường có chiều cao
khoảng 42cm.
Di ảnh thờ được đặt đối xứng
2 bên phía trong của bàn thờ theo nguyên tắc phong thủy "tả Nam, hữu
Nữ" nghĩa là nam đặt bên trái, nữ đặt bên phải.
Vị trí 5 - 6 - 7: Đỉnh
thờ - Chân nến - Hạc thờ
3 vị trí 5,6,7 gồm có đỉnh
thờ, đôi chân nến và đôi hạc thờ được kết hợp tạo thành bộ tam sự hoặc bộ ngũ
sự trên bàn thờ gia tiên. Đỉnh thờ đứng ở trước ngai thờ và ngay sau bát hương.
Tiếp đến là đôi chân nến đứng 2 bên rồi đến đôi hạc thờ.
Đỉnh thờ
Đỉnh thờ dùng để đốt trầm
hương những ngày lễ, tết tạo hương thơm thanh khiết, không khí linh thiêng, tỏ
lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Trên nắp đỉnh thờ là con lân, con nghê
trong tư thế nhìn ra có ý nghĩa rằng Lân là hiện thân của sức mạnh tầng trên,
sự trong sáng và trí tuệ nên nó kiểm soát tâm hồn kẻ hành hương, sự trong sáng
của con cháu khi đứng trước bàn thờ.
Đôi chân nến
Đôi chân nến được làm bằng gỗ
hoặc bằng đồng. Ngoài tác dụng thắp nến, tỏa sáng cho bàn thờ thì đôi chân nến
còn có công dụng rất quan trọng khác.
- Chân
nến bên Tả (hướng Đông) tượng trưng cho hành Dương, tức là mặt Trời;
- Chân
nến bên Hữu (hướng Tây) tượng trưng cho hành Âm, tức là mặt Trăng.
Cần có đủ ánh sáng mặt trời
và mặt trăng để Nhật Nguyện đổi vấn đề ngày đêm tuần tự thì muôn vật mới được
sinh sôi, trưởng thành, luân phiên nhịp nhàng theo quy luật tự nhiên.
Đôi hạc thờ
Đôi hạc thờ là hình ảnh hạc
đứng trên mai rùa thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa trời và đất, âm và dương.
Hạc thường hiện hữu bên các vị thần tiên và là biểu tượng của sự trường thọ.
Rùa là linh vật trong tứ linh, biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu. Hạc đứng
trên mai rùa biểu thị sự khát vọng trường tồn của người Việt.
Đỉnh thờ - chân nến - hạc thờ
thường được bán hoặc đặt làm theo bộ phù hợp với mẫu bàn thờ gia tiên có sẵn để
đảm bảo không tương phản màu sắc hay kích thước.
Tùy theo kích thước
của bàn thờ gia tiên mà chọn bộ đồ thờ phù hợp:
- Bàn
thờ >2m: bộ đồ thờ 65cm-70cm;
- Bộ
thờ khoảng 1m53, 1m76,1m97: bộ đồ thờ 50cm, 60cm, 65cm;
- Bàn
thờ chung cư cỡ nhỏ <1m27: bộ đồ thờ 40cm, 45cm.
Vị trí 8: Bát hương
Bát hương là đồ thờ quan
trọng nhất và không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Bát hương gồm một hoặc 3
bát được xếp ngay trước bộ tam sự, ngũ sự.
Ý nghĩa thờ của từng bát hương
- Bát
hương ở giữa: thờ chung các vị thần linh, thổ địa;
- 2
bát hương hai bên: thờ bà cô ông mãnh và thờ tổ tiên.
Bát hương là cửa ngõ để con
người mong cầu nhận được điều may mắn, tốt đẹp, phi phàm từ cõi hư vô. Bát
hương được chạm khắc hoa văn "song long chầu mặt nguyệt".
Bát hương được làm bằng sứ
hoặc bằng đồng.
Vị trí 9: Đôi mâm bồng
Đôi mâm bồng dùng để đựng hoa
quả, trầu cau, tiền vàng mã. Vị trí đặt mâm bồng là phần phía trước và hai bên
của ban thờ.
- Mâm
bồng hướng Đông: để hoa (Đông Bình)
- Mâm
bồng hướng Tây: đặt quả (Tây Quả)
Vị trí 10 - 11: Đài
thờ, khay chén thờ
Bộ đài thờ, chén thờ hay chóe
thờ được đặt phía trước của bát hương. Để đựng chén thờ ta dùng khay chén
thờ được làm bằng gỗ hoặc đồng phù hợp với bộ đài thờ, chén thờ phía trên.
Bộ đài thờ gồm:
- 3 hoặc
5 đài nhỏ có nắp và nắp có núm để cầm;
- Các
đài đựng chén nhỏ bên trong chứa rượu, nước, muối, gạo tùy theo phong tục
của từng nơi.
Vị trí 12 - 13 - 14: Ống
đựng hương - Đôi lọ hoa - Đèn thờ
Ống đựng hương, đôi lọ hoa và
đèn thờ được đặt ở vị trí hai bên phía ngoài cùng của bàn thờ ở vị trí từ trên
xuống dưới (theo hình sơ đồ).
- Ống
đựng hương để đựng hương hoặc cắm đũa trên bàn thờ gia tiên;
- Đôi
lọ hoa để cảm hoa những ngày lễ, Tết. Có thể dùng hoa bằng đồng để thay thế
hoa tươi;
- Đèn
thờ thường được làm bằng đồng, có thể dùng điện để thắp sáng bàn thờ gia
tiên.
Trên đây là sơ đồ và giải thích ý nghĩa của toàn bộ 14 món đồ thờ đầy đủ trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, tùy vào từng gia đình và không gian phòng thờ hay bàn thờ người ta có thể lược bỏ bớt một số đồ thờ để bàn thờ trông đơn giản mà vẫn trang nghiêm và sang trọng. Một số trường hợp có thể tối giản đồ thờ là bàn thờ chung cư, bàn thờ của gia đình có không gian thờ nhỏ, hẹp như nhà trọ, nhà thuê...