Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Đọc thêm về việc tảo mộ tiết Thanh Minh và những kiêng kỵ


Theo quan niệm của nhiều quốc gia phương Đông, tiết Thanh Minh là 1 trong 24 tiết khí. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Thanh Minh nghĩa là trời độ ấy mát mẻ quang đãng.Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày.Theo quy ước, Tiết Thanh Minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 dương lịch.
Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đến tận thời điểm hiện tại, tiết Thanh Minh với tục lệ tảo mộ vẫn là một lễ trong năm được các gia đình Việt hết sức coi trọng đâylà dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu nhưng đến Tiết Thanh Minh cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.
Theo thông lệ từ trước đến nay, trước Thanh minh một ngày, để đi cúng mộ người ta đã chuẩn bị một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy... và các loại bánh trái, thức ăn, thức uống khác tùy sở thích của mỗi nhà. Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Ngày nay tùy theo tập quán của mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình để làm lễ.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất.
Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.
Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.
Cách sắm lễ Tảo mộ Tết Thanh minh
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng Thanh Minh sẽ gồm cúng ngoài mộ phần người đã khuất và cúng tại gia. Tại mỗi nơi sẽ có cách sắm lễ và cúng khấn khác nhau, gia chủ có thể tham khảo và áp dụng:
- Cúng Thanh Minh ngoài mộ phần: Gia chủ sẽ sắp lễ gồm có tiền vàng, hương đèn, trầu cau, hoa quả, đồ cúng chay, hoặc đồ cúng mặn vào chỗ thờ chung, sau đó thắp nhang, đèn, vái ba vái tỏ lòng thành kính với Thổ địa, Thần linh cai quản khu mộ phần, mời gia tiên về chứng giám và đọc bài khấn Lễ âm phần long mạch thổ phủ sơn thần nơi mộ, và đọc văn khấn xin sửa sang lại mộ phần.
Trong lúc chờ tuần nhang thổ địa thì mọi người trong gia đình đi viếng thăm các ngôi mộ của gia đình mình, thắp lên mộ mấy nén, khấn xin gia tiên tiền tổ chứng giám lòng thành, cho phép được sửa sang phần mộ của gia đình. Lúc này, gia chủ mới cùng các thành viên tiến hành dọn dẹp, sửa sang phần mộ người thân đã khuất.
Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương thì gia chủ sẽ đi lễ tạ các nơi, hóa vàng, xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.
- Cúng Thanh Minh tại gia: Tùy theo mỗi gia đình, có thể làm mâm cơm cúng với đầy đủ xôi, gà luộc, hoặc giò, canh măng, miến, thêm đĩa xào,.. hoặc chỉ thắp hương bình thường với hoa quả tươi, trà tàu, thuốc lá… để thông báo với gia tiền tiền tổ, ông bài,… đã khuất về ngày Thanh Minh.
Trong khi lễ khấn, gia chủ cần bày tỏ có lòng thành hiếu kính, cúi xin linh thiên chứng giám phù hộ độ trì cho con cháu trong nhà được an yên, gia tiên tiền tổ độ cho gia đạo hưng long, che tai cứu nạn, soi đường chỉ lối, điều lành mang lại, điều dữ mang đi… để cả gia đình được an vui, yên ấm…
Tết Thanh minh nhắc chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội. Phảng phất trong bóng dáng mỗi con người là dấu ấn quê hương không dễ phai mờ theo năm tháng. Quê hương, nguồn cội chính là tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi cá nhân chúng ta. Tết Thanh Minh đã trở thành một ngày lễ mang đậm nét văn hóa dân tộc. Đó là ngày lễ thể hiện đạo đức, thể hiện lòng thành kính "uống nước nhớ nguồn” bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính tới ông bà tổ tiên. 
 >NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG TẾT THANH MINH
1. Tổ chức việc hỉ, sinh nhật hay tiệc tùng vui chơi giải trí
Tết Thanh Minh là dịp con cháu hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, tỏ lòng hiếu kính, nhớ thương người đã khuất. Nếu sinh nhật trùng hợp rơi đúng vào tiết Thanh Minh, tốt nhất nên tổ chức sớm vài ngày. Đặc biệt tuyệt đối không làm mừng thọ cho người già vào dịp này, không nhận hoa chúc mừng, cũng không ăn bánh sinh nhật ngày hôm đó.
Tương tự, kết hôn là chuyện đại sự cả đời, không thích hợp tổ chức vào thời điểm này. Đám cưới là chuyện vui mừng, thường được tổ chức rình rang, mà tiết Thanh Minh âm phần thịnh, hoạt động chủ yếu là tế tổ, tảo mộ, tưởng nhớ người đã khuất nên làm lễ kết hôn không những không được may mắn mà còn có phần bất kính với tổ tiên.
Ngoài ra, nếu do nhiều nguyên nhân mà không thể đi tảo mộ, ở nhà cũng nên hạn chế tổ chức tiệc tùng vui chơi giải trí…
2. Mặc quần áo màu mè sặc sỡ
Theo quan niệm dân gian, trong tiết Thanh Minh đặc biệt cấm kị mặc đồ rực rỡ, ngay cả nội y hay trang sức đi kèm cũng phải chú ý không dùng màu đỏ, không mang theo vật kim loại dễ gây tiếng động. Có người lại cho rằng dịp này nên mặc quần áo rực rỡ như màu đỏ hoặc vàng, còn quần áo màu đen nhìn xui rủi, dễ nhiễm âm khí.
3. Ăn đồ mặn khi đi tảo mộ
Ngày tảo mộ, từ sáng sớm tới lúc đến nơi cúng tế, không nên ăn đồ mặn, quần áo phải sạch sẽ, chỉnh tề, thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất. Đồ ăn có thể lựa chọn các loại đồ chay tịnh, bánh trái hoa quả. Lễ cúng cũng nên là lễ chay, bởi dân gian quan niệm được ăn chay, niệm Phật mới dễ dàng siêu thoát. Lễ cúng nên có hoa tươi, xôi oản, trái cây, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong... Có thể chọn hoa cúc vàng, thể hiện sự đau buồn và nhớ nhung của con cháu đối với tổ tiên.
4. Tùy tiện chụp ảnh
Không nên chụp ảnh ở nghĩa trang, lăng mộ. Không chụp ảnh với người lạ, đặc biệt sau 3 giờ chiều tuyệt đối không được chụp ảnh bừa bãi, vì biết đâu còn có thứ gì khác lọt vào trong ảnh của bạn. Gặp cây cổ thụ, đồ cổ hay nhà cửa, kiến trúc lâu đời cũng không nên tùy tiện chụp ảnh.
Tương tự, đi chơi đêm tốt nhất không nên chụp ảnh, cũng đừng lấy đèn pin soi rọi lung tung, dễ kích thích những thứ đen tối đi theo mình. Khi đi đền chùa, không nên đứng dưới chân tháp chụp ảnh. Tháp được dùng để trừ tà, dễ gây cảm giác bức bối, khó chịu cho người chụp ảnh.
5. Đi tảo mộ người ngoài
Đi tảo mộ là tập tục truyền thống trong tiết Thanh Minh. Những người đi tảo mộ xưa nay đều là con cháu trong nhà, người ngoài tốt nhất không nên tùy tiện đi theo. Dù sao cũng không phải người một nhà, đến mộ phần vào lễ Thanh Minh có thể khiến cho trường khí hỗn loạn, mất cân bằng, là điềm xấu nên tránh.
6. Chọn hoa cúng tùy tiện, màu sắc sặc sỡ
Người xưa cho rằng, hoa cúng khi tảo mộ không nên quá sặc sỡ, mùi hương quá nồng đậm. Nên chọn sắc hoa trang nhã, mùi hương thuần khiết để tỏ lòng kính trọng tổ tiên. Thông thường, các loại hoa màu trắng tượng trưng cho sự tiếc thương, khi tảo mộ có thể chọn hoa cúc trắng, hoa bách hợp trắng, hoa huệ, hoa mã đề.
Hoa hồng trắng, hoa dành dành hay các loài hoa có màu trắng trơn khác còn thể hiện sự thương tiếc và nhung nhớ. Hoa cúc vàng cũng là loại hoa phổ biến, được mọi người lựa chọn nhiều, bởi hoa màu vàng tượng trưng cho sự đau buồn và tưởng niệm. Ngoài ra, có thể dựa vào tuổi tác và sở thích của người đã khuất để chọn hoa cúng sao cho phù hợp.
7.  Kinh động đến hương hồn người khác
Nghĩa trang, mộ phần là nơi người đã khuất yên nghỉ, tuyệt đối cấm kị cười nói ồn ào, buông lời nóng nảy hay đánh mắng, chửi bới nhau. Không được đi lại, chạy nhảy lung tung, tiểu tiện bừa bãi. Khi đi ngang qua mộ phần của người khác, không được dẫm chân lên bia mộ. Không được tùy tiện động vào đồ tế lễ đặt trên mộ phần người khác, nếu lỡ vô ý chạm phải, nên thành tâm khấn vái xin hương hồn họ thứ lỗi. Gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý trông chừng các bé cẩn thận. Trong khu tế lễ, nên chú ý kiểm soát thái độ, cảm xúc của bản thân, giữ lòng thành kính, tránh làm kinh động đến hương hồn người đã khuất.
8.Tảo mộ không đúng trình tự
Thông thường, buổi lễ sẽ được diễn ra theo trình tự như sau: Dọn dẹp mộ phần – Lên hương – Dâng lễ - Mời rượu – Khấn vái – Hóa vàng mã. Khi tiến hành tảo mộ, cần chú ý giữ thái độ thành kính, không cười đùa, chạy nhảy lung tung, bằng không phạm phải kiêng kỵ tiết Thanh Minh thì hậu họa khôn lường.
Trước khi dọn dẹp mộ phần, nên thắp hương khấn gia tiên, xin phép được tu sửa, dọn dẹp cho phần mộ, số nén hương phải là số lẻ (1 hoặc 3 nén) vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm. Chú ý phát quang cỏ rậm, nhổ bỏ cỏ dại, đắp bồi thêm đất, trồng thêm hoa tươi, quét dọn khu vực xung quanh cho sạch sẽ.
Hoa quả là đồ tươi mới, tránh dâng hoa quả héo, dập nát. Số lượng hoa và trái cây phải là số lẻ. Chuẩn bị 2 ngọn đèn hoặc 2 cây nến, tượng trưng cho 2 vầng nhật nguyệt. Lễ vật trên bàn có thể đặt chung song nếu có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương.
Khi hành lễ cúng gia tiên, có 2 hình thức là vái và lễ, được thực hiện sau khi đã bày lễ vật và thắp nhang đèn. Người làm lễ dùng hai tay dâng hương ở vị trí ngang trán, vái 3 vái rồi mới cắm hương vào bát hương. Tiếp theo con cháu trong nhà lần lượt dâng hương theo thứ bậc, ví dụ như cha, mẹ rồi đến trưởng nam, trưởng nữ, thứ nam, thứ nữ…
Sau khi hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.
9. Để tóc phủ trước trán, mua giày trong tiết Thanh Minh
Trong dân gian, tiết Thanh Minh còn được gọi là “tiết Quỷ”, bởi đây là lúc mà âm khí rất vượng, ma quỷ nhiễu nhương. Trong thời gian này, nếu có việc phải đi đêm thì phải đem theo vật hộ thân, có thể là cành dâu, cành liễu, bùa may mắn hay vật phẩm phong thủy đã được khai quang.
Đặc biệt nhớ để lộ trán, vì theo quan niệm dân gian thì trán là cánh cửa vận mệnh của con người, là nơi đèn thần soi rọi, không nên để tóc che phủ. Trong thời gian này cũng không nên mua giày mới, bởi trong tiếng Hán, chữ “hài” (giày) và chữ “tà” đồng âm, mua giày sẽ không may mắn, dễ bị tà ma theo đuổi.
Nếu không chú ý, lỡ mua giày vào dịp này thì nên lấy giấy đỏ bọc giày để ngoài cửa 1 đêm, sáng hôm sau gỡ ra, đốt bỏ lớp giấy đỏ là được.
10.Đi du lịch hay thăm hỏi bạn bè, người thân
Tốt nhất nên tránh tiết Thanh Minh, chọn dịp khác đi thăm bạn bè, người thân. Lúc này đến chơi nhà, chẳng những không thích hợp mà còn có phần kém may mắn, là điềm xấu cho cả khách và gia chủ. Nếu thực sự cần thiết, hẹn gặp mặt ở bên ngoài là thích hợp nhất. Du lịch cũng là điều kiêng kỵ tiết Thanh Minh.
Ban đêm cũng nên hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí. Khi thuê nhà nghỉ, khách sạn, tránh chọn phòng khuất nẻo, nằm cuối hành lang. Nếu phải để giày dép bên ngoài phòng, nên để mũi giày hướng ra ngoài. Không nên ở một mình nơi hoang vắng, dễ bị tổn hao nguyên khí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét