Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

Đọc thêm việc trồng cây trước nhà thờ họ

 

Nhà thờ họ vốn là không gian tâm linh hết sưc thiêng liêng và cao quý. Đó là nơi mà cả dòng họ thờ phụng những vị tổ dòng, những anh hùng của cả họ cũng như của dân tộc. Việc trồng cây xanh trong khuôn viên là điều tốt, tuy nhiên bạn nên lựa chọn một số cây tót sau theo phong thủy:

1. Cây hoa đại: đây có lẽ là lựa chọn đầu tiên cũng như số 1 của các gia đình khi nghĩ đến việc lựa chọn cây. Theo Phật giáo, hoa Đại là loài hoa của mùa xuân, tượng trương cho sự khởi đầu, sự nảy nở và tươi trẻ. Không chỉ có dáng cây thanh cao, hoa Đại còn mang vẻ đẹp của sự thoát tục, thơ mộng và hương thơm quyện lòng người. Việc trông hoa Đại sẽ giúp nhà thờ hội tụ dễ dàng hơn sinh khí của đất trời, đem lại tài lộc vô biên.

2. Cây sung: một loài cây quen thuộc ở mội không gian đình, chùa. Vì tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy cùng với việc dễ chăm, uốn nắn và tạo hình nên sung được lựa chọn và trồng ở rất nhiều các nhà thờ họ.

3. Cây Sen Đất: loại cây này không chỉ được lựa chọn trồng ở chùa, miếu mà còn được lựa chọn trồng trước cửa nhà thờ họ, phòng thờ. Cũng là loại hoa “lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng” nhưng lại không mọc trong bùn nước mà lại mọc lên từ đất. Hoa sen đất mang sắc trắng tinh khôi, thơm dịu dàng, nhụy hoa sen đất trông giống như búi tóc của đức Phật Tổ.

4. Cây bồ đề: tương truyền nhà sư người Ấn Độ đã chịu khổ hạnh tu luyện dưới gốc cây bồ đề để nhận ra chân lý, hóa thành Phật nên nói đến cây Bồ đề là người ta nói đến sự giác ngộ, nhận thức của con người. Vậy nên, loài cây này cũng được trồng rất nhiều trong các khuôn viên từ đường.

5. Cây trúc: người xưa quan niệm Cây Trúc tựa như người quân tử và bao giờ cũng trong trạng thái ngay thẳng và coi Cây Trúc là vật tượng trưng cho một phẩm chất thanh tao và kiên cường và vì trúc luôn tươi xanh quanh năm nên nó cũng được dùng để tượng trưng cho sức khỏe của người già

6.Cây tùng, cây thông: hai loài cây này thể hiện sự giao thoa âm dương khi đều mang đến những vẻ đẹp nhân cách ngút trời như chí nhân quân tử, trí tuệ cao đẹp không lùi bước trước bão tố cuộc đời. Trồng hai loài cây này sẽ hút những luồng khí tự do, sự may mắn đem lại cho gia tộc.

>Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số loài cây, hoa khác được trồng phổ biến trong từ đường như: hoa sen, hoa súng, sen đá hay cây cau đều đại diện cho sự thanh tao, cao nhã hay cây quất, mai, đào đem lại sức sống tươi mới.

>Bên cạnh đó, bạn nên tránh trồng các họ cây như cây đa – nơi hội tụ âm khí, cây dâu – tượng trưng cho sự chết chóc, không may, cây liễu hay cây họ quyết, câu đằng. Bởi lẽ đây là những cây đem lại xui xẻo, thát bát và lấy hết vận may, sinh khí tốt lành trong nơi linh thiêng như nhà thờ họ.

>>Khi trồng cây xong, dòng họ cũng nên cử người thay phiên chăm sóc cho cây có đủ điều kiện lớn, ít nhất là đến khi nó có thể tự chống chọi với thiên nhiên. Tránh để cây lụi tàn, đem lại vận không may. Tuyệt đối không được trồng cây ngay giữa sân trước nhà thờ họ. Bởi cây sẽ che hết ánh sáng mặt trời vào trong nhà, khiến cho không gian trở nên u tối, thiếu sức sống. Đồng thời, tán cây sẽ giống như chiếc lá chắn tài lộc, may mắn vào trong nhà thờ. 

Tuy nhiên, không nên trồng quá nhiều cây độc mộc hay cây ngoại cơ trong khuôn viên sân từ đường. Trong quá trình trồng cây, phải trồng theo dáng thẳng đứng, không được để nghiêng cây về bất kì hướng nào. Vì cây xanh trong từ đường thể hiện cho tinh thần của cả một dòng họ nên tuyệt nhiên không được có bất kì sự nghiêng ngả nào mà phải thẳng và vững trãi. Điều này cũng hợp cho phong thủy, đem lại thịnh vượng và tài lộc cho các đời con đời cháu.

>>>Việc trồng cây xanh không chỉ tốt với sức khỏe mà còn mang ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc biệt. Chọn đúng loại cây để trồng sẽ đem đến may mắc, sức khỏe và tài lộc gia đình. Ngoài ra, nếu chọn đúng loại cây để trồng trong nhà thờ tổ sẽ tạo nên một nhà thờ tổ đẹp hợp với phong thủy, mang đến may mắn cho cả gia tộc.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

Đọc thêm chọn kích thước bàn thờ theo thước Lỗ Ban

 


Theo truyền thống của người Việt Nam nói riêng và các nước Á Đông nói chung, việc thờ cúng đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống.

Không gian thờ cúng của mỗi gia đình giống như một thế giới tâm linh thu nhỏ. Không gian này cần được bài trí sạch sẽ, ngăn nắp và trang nghiêm để giúp con cháu thể hiện sự tôn kính của mình đối với ông bà tổ tiên.

Đặc biệt, bàn thờ là vật dụng mang tính biểu tượng nhất cho không gian thờ cúng của gia đình. Nó thậm chí có ảnh hưởng tới cả phong thủy, tài vận cũng như sức khỏe của các thành viên.

1. Các loại thước lỗ ban, thước lỗ ban nào phù hợp để đo kích thước ban thờ?

Thước lỗ ban có 3 loại là 52cm, 43cm và 39cm, Rất nhiều người không biết sự tồn tại của 3 thước này mà chỉ nghĩ có 1 loại gọi chung chung là thước lỗ ban. Chính vì thế việc nhầm lẫn rất dễ xảy ra khi sử dụng chỉ 1 loại thước mua sẵn ở của hàng mà không biết rằng thước đó có sử dụng đúng mục đích không… Đây là điều vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn sai phạm rất lớn về phong thủy.

· Thước lỗ ban 52,2 cm: Để đo khối rỗng, các khoảng thông thủy trong nhà như: Ô cửa sổ, ô tháng, cửa chính, cả đi, cửa sổ…
· Thước lỗ ban 42,9 cm: Để đo khối đặc, các chi tiết trong nhà, đồ đạc nội thất: Kích thước giường tủ, bệ bếp, bậc…v…v…
· Thước lỗ ban 38,8 cm: Để đo kích thước âm trạch: Mồ mả, tiểu, quách, ban thờ…v…v..

Bạn có thể tra trực theo bảng trên màn hình

Xin lưu ý rằng: Với một sự bất cẩn nhỏ nào đó cũng có thể gây nên sự đổ vỡ của cả một cơ nghiệp cho dù đó là sự vô tình. Chính vì vậy để sử dụng tốt “Thước Lỗ Ban” cần phải nghiên cứu nó một cách nghiêm túc và đòi hỏi một sự áp dụng chính xác. 

2. Hướng dẫn tra kích thước ban thờ chuẩn lỗ ban. 

2.1. Thước lỗ ban 39cm (38,8) là gì?

Ban thờ dược sử dụng rộng rãi trong nội thất nhà ở, văn phòng…v.v… Để tra kích thước bàn thờ theo lỗ ban, ta sử dụng thước lỗ ban 39. 

Khác với thước 52,2cm và thước 42,9cm, 1 chu kỳ của thước 38.8cm (39cm) này bao gồm 10 cung có thứ tự từ trái sang phải là: Đinh – Hại – Vượng – Khổ – Nghĩa – Quan – Tử – Hưng – Thất – Tài. Sau 38,8 cm chu kỳ này lại lặp lại. Dựa vào quy tắc này, người ta có thể dễ dàng nắm bắt cách tính toán.
Thước 39cm dùng để đo cho phần âm trạch, thờ cúng như: Ban thờ, tủ thờ, sập thờ, Mộ, tiểu, quách…v..v…

Khi tra cứu kích thước bàn thờ, âm trạch bạn lưu ý sử dụng thước 38.8cm, tránh vội vàng không tìm hiểu kỹ dẫn đến nhầm lẫn với các loại thước khác. Ngoài việc tra cứu kích thước cho ban thờ, Bạn có thể linh hoạt tính toán kích thước cho các hạng mục âm trạch khác nhằm phù hợp với điều kiện thực tế. 

Sau khi đã hiểu và quyết định sử dụng thước 39 cho đúng mục đích tra cứu kích thước ban thờ, bạn bật công cụ thước lỗ ban (thước số 3 từ trên xuống) và nhập kích thước theo đơn vị tính mm vào ô kích thước hoặc di chuột kéo thước về đúng kích thước mình cần và đợi xem nó rơi vào cung nào, vào ô đỏ là tốt nên làm, vào cung đen là xấu không nên làm. 

2.2. Ý nghĩa các cung trên thước lỗ ban 39.

Cung Đinh (): Con trai gồm:
– Phúc tinh (福星): Vì sao tốt, đem lại may mắn — Chỉ người đem lại may mắn cho mình — Nhất lộ phúc tinh, vạn gia Phật sinh.
– Cấp đệ (Đỗ đạt): Thi cử đỗ đạt.
– Tài vượng: Tiền của đến.
– Đăng khoa: Thi đỗ.

Cung Hại.
– Khẩu thiệt: Mang họa vì lời nói.
– Lâm bệnh: Bị mắc bệnh.
– Tử tuyệt: Đoạn tuyệt con cháu.
– Họa chí (Tai chí): Tai họa ập đến bất ngờ.

Cung Vượng.
– Thiên đức: Đức của trời.
– Hỷ sự: Chuyện vui đến.
– Tiến bảo: Tiền của đến.
– Thêm phúc (Nạp Phúc): Phúc lộc dồi dào.

Cung Khổ.
– Thất thoát: Mất của.
– Quan quỷ: Tranh chấp, kiện tụng.
– Kiếp tài: Bị cướp của.
– Vô tự: Không có con nối dõi tông đường.

Cung Nghĩa.
– Đại cát: Cát lành.
– Tài vượng: Tiền của nhiều.
– Lợi ích (Ích lợi): Thu được lợi.
– Thiên khố: Kho báu trời cho.

Cung Quan.
– Phú quý: Giàu có.
– Tiến bảo: Được của quý.
– Tài lộc (Hoạch tài): Tiền của nhiều.
– Thuận khoa: Thi đỗ.

Cung Tử.
– Ly hương: Xa quê hương.
– Tử biệt: Có người mất.
– Thoát đinh: Con trai mất.
– Thất tài: Mất tiền của.

Cung Hưng.
– Đăng khoa (Đông Khoa): Thi cử đỗ đạt.
– Quý tử: Con ngoan.
– Thêm đinh: Có thêm con trai.
– Hưng vượng: Giàu có.

Cung Thất.
– Cô quả: Cô đơn.
– Lao chấp: Bị tù đày.
– Công sự: Dính dáng tới chính quyền.
– Thoát tài: Mất tiền của.

Cung Tài.
– Nghinh phúc: Phúc đến.
– Lục hợp: 6 hướng đều tốt.
– Tiến bảo: Tiền của đến.
– Tài đức: Có tiền và có đức.

2.3. Bảng tra thước lỗ ban (38.8) 39cm.

Để tra thước lỗ ban 39, bạn có 2 cách, 1 là dùng bảng tra, hai là dùng thước đo kéo trực tiếp, Bạn có thể kéo thước trực tiếp tại đây: thước lỗ ban rất đơn giản

Các kích thước rơi vào mầu đỏ thuộc các cung Đinh, Vương, Nghĩa, Quan, Hưng, Tài là kích thước tốt, chủ nhà nên chọn, ngoài ra tùy vào tâm nguyện mong muốn cụ thể, chủ nhà tìm cho mình một cung phù hợp để lựa chọn. Ý nghĩa của các cung được diễn giải chi tiết trong mục 2.2.2. Ý nghĩa các cung trên thước 39 thuộc bài viết này. Các cung mầu đen, xám là cung xấu nên tránh.

3. Kích thước bàn thờ phổ biến trên thị trường.

Ban thờ được chia thành nhiều loại khác nhau là Ban thờ treo và Tủ thờ đặt trên nền nhà, sập thờ, ban thờ thần tài, ban thờ phật, ban thờ mẫu, ban thờ thiên chúa, ban thờ truyền thống, ban thờ hiện đại,..v.v…. Mỗi loại có kích thước dài, rộng và chất liệu khác nhau phù hợp với không gian và mục đích khác nhau, Tuy nhiên đều được làm bằng các loại gỗ tốt, không mục rỗng, hương thơm, đặc biệt kích thước được lấy theo thước lỗ ban. Dưới đây là kích thước của 2 loại bàn thờ thông dụng là Tủ thờ và ban thờ treo.

3.1. Kích thước tủ thờ, sập thờ phổ biến trên thị trường

– Bàn thờ đặt dưới nền (Tủ thờ): không phân biệt ban thờ hiện đại hay ban thờ truyền thống, dạng ban thờ này có rất nhiều kích thước khác nhau, được tính theo thước Lỗ Ban, kích thước thường dùng là :

+ Chiều ngang (dài): 127 cm ; 157 cm ; 175 cm , 197 cm , 217 cm …

+ Chiều sâu (rộng): 61 cm ; 69 cm ; 81 cm , 97 cm , 107 cm, 117 cm …

+ Chiều cao : 117 cm ; 127 cm … 

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Đọc thêm những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa


 Người Việt có thói quen đi lễ chùa hàng ngày và những dịp lễ trong năm. Để cầu mong bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, đi lễ chùa còn là dịp giúp mọi người vãn cảnh và bình an trong tâm hồn. Sau những bộn bề của cuộc sống. Đây là nét văn hóa đẹp lâu đời của dân tộc ta. Mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về cả tâm linh lẫn tinh thần. Du khách có thể đi lễ chùa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên các tăng ni phật tử thường tập trung đi lễ chùa vào những ngày đầu xuân năm mới hoặc lễ hội theo âm lịch.

>Trước khi hành lễ

Có lẽ bước đầu tiên của việc đi lễ chùa chính là lựa chọn địa điểm một ngôi chùa nào đó mà chúng ta thực sự muốn đi. Điều này nghe sẽ có vẻ khó hiểu, nhưng chúng ta không nên lựa chọn chùa theo tiêu chí 'có linh thiêng' hay không. Bởi lẽ theo các sư thầy, thì linh thiêng hay không tùy thuộc vào tâm chân thành của người cầu nguyện.

>Trang phục chỉnh tề, trang trọng

Đền, chùa là chốn trang nghiêm. Vì thế, người đi lễ chùa cần phải biết cách thể hiện sự tôn trọng của mình với các bậc thánh thần, trước hết là qua trang phục. Khi đi lễ chùa, tốt nhất là chúng ta nên tránh các trang phục như áo sát nách, quần lửng cùng các loại hình 'thời trang mát mẻ' khác.

Những trang phục có màu sắc quá sặc sỡ (đỏ, cam, xanh chuối...) chúng ta cũng nên tránh. Các loại trang phục quá trang nghiêm như sơ mi, áo vest...cũng không cần thiết. Chỉ cần lịch sự là được.

>Sắm sửa lễ vật 

Người đi chùa nên chuẩn bị các loại lễ vật chay như hương (nhang), hoa quả, bánh oản (bánh in - gần giống một loại bánh nếp, bánh đậu xanh), xôi, chè...Chốn chùa linh thiêng, chúng ta cần hạn chế sử dụng đồ mặn làm lễ, nhằm tránh mang theo oán niệm từ các sinh linh động vật bị giết hại.

Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè... không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả...

Sắm sửa lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu... không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

>Đi qua tam quan đúng thứ tự

Đối với các ngôi chùa có cửa tam quan (3 cửa xếp cạnh nhau, với ô cửa lớn nhất ở giữa), thì chúng ta nên bước vào qua cửa Giả Quan (tức cửa bên phải) và bước ra qua cửa Không Quan (tức cửa bên trái). Cửa Trung Quan (ở giữa) chỉ dành cho các bậc cao tăng, khoa bảng, Thiên tử; người bình thường nên tránh bước qua cửa này.

Lễ ban phải đúng thứ tự

Sau khi bước qua cửa chùa, chúng ta nên hành lễ theo thứ tự từ gian bên trái của chùa trước tiên, sau đó đến các gian ở giữa rồi đến các gian bên phải, đúng một vòng chùa. Thứ tự này tượng trưng cho đạo lý thuận lẽ tự nhiên (chiều kim đồng hồ) trong Phật Giáo.

Ngoài ra, rất nhiều các ngôi chùa tại Việt Nam không chỉ thờ Phật, mà còn thờ các vị nhân thần khác, ví dụ như các vị thánh trong đạo Mẫu. Khi lễ ban ở các ngôi chùa như vậy, chúng ta nên hành lễ trước các bức tượng Phật tổ và Tam bảo trước, sau đó mới hành lễ trước các vị thánh của các tín ngưỡng khác.

>Vị trí đứng khi hành lễ

Trong khi hành lễ, thắp hương, chúng ta cần lưu ý không đứng ngay chính giữa điện, ngay trước tượng Phật hoặc Tam bảo, mà nên đứng chếch sang một bên. Việc này cũng thể hiện sự tôn kính của người hành lễ đối với Phật tổ và các vị thánh thần.

Khi vào chùa, lễ bái tốt nhất là lễ 3 ngôi Phật, Pháp và Tăng nên người đi lễ nên quỳ xuống, năm vóc gieo đất (trán, 2 khuỷu tay, 2 đầu gối sát xuống đất) và cầu khấn mong ước trong tâm trí, sau khi khấn xong thì lạy 3 lạy.

>Tâm từ bi, vì mọi người, không vì bản thân

Khi vào chùa lễ Phật, mọi người nên để tâm mình an nhiên, thảnh thơi, không nên mang quá nhiều mưu cầu về công danh và tài lộc. Riêng suy nghĩ đến chùa cúng nhiều đồ lễ để đức Phật phù hộ là sai, không đúng với giáo lý đạo phật.

Khi thắp hương cầu nguyện, tốt nhất là chúng ta nên cầu bình an cho toàn bộ chúng sinh, không chỉ cho riêng bản thân hoặc gia đình mình. Bởi lẽ Phật Giáo luôn đề cao tâm từ bi của người học, nên không chỉ khi đến hành lễ trong chùa mà ngay cả trong cuộc sống thường ngày, chúng ta cũng cần phải thực hành nó, ngay cả trong tư tưởng, suy nghĩ.

>Sau khi hành lễ

Cuối cùng, sau khi hành lễ, chúng ta cần lưu ý bỏ tiền và lễ vật tại khu vực hòm công đức (tiền bỏ vào trong hòm). Cần tránh bỏ tiền tại hương án ở chính điện, khiến cho cảnh quan trong chùa trở nên bừa bộn và dung tục.Các phật tử và người dân đi lễ chùa thì số tiền công đức ít hay nhiều cũng không quá quan trọng, miễn sao giữ tâm trong sáng là được. Tuy nhiên, tiền công đức cũng nên đặt đúng vào hòm công đức, nơi để tiền công đức để chúng được bảo quản và sử dụng đúng mục đích. Việc đặt tiền, nhét tiền lẻ lên tay của tượng phật sẽ khiến nơi thờ cúng mất đi sự tôn nghiêm, không thể hiện được sự thành kính, hoặc đơn giản là số tiền đó dễ bị thất lạc, không được sử dụng đúng mục đích.

10 điều cần lưu ý:

1. Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, hở hang… để không phạm vào bất kính với Phật đường khiến công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng Phật…
2. Không nên lễ ở chùa bằng lễ mặn, chỉ cần hương hoa, quả hay kẹo bánh là được rồi.
3. Nguyên tắc ra, vào: Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này.
4. Vào đến chùa thì trước tiên không phải là khấn vái ban chính trong chùa mà là vái hai ông gác bên ngoài cổng ( 1 ông cầm ngọc, 1 ông cầm đao,ở một số chùa có), điều này có ý nghĩa là xin phép để được vào chùa.
5. Về cầu nguyện: Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che trở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che trở, bảo vệ.
Vào Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm….
6. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, Tam bảo.
7. Không tự ý sử dụng hoặc lấy những đồ đạc bất kì của chùa về nhà làm của riêng. Vào Phật đường, Tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc.
8. Nên tắt điện thoại hoặc để rung trước khi vào chùa, đặc biệt là chuẩn bị thắp nhang, thờ cúng.
9. Các bạn không nên thắp hương trong chùa, bởi vì bên ngoài đã có lư hương.
10. Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Đọc thêm về nghề nghiệp trong Tử Vi

 


Người xưa có câu: “Thiên hạ vạn nước. Nhân gian bách nghề”. 

>Các tinh diệu chủ yếu trong Tử Vi có 28 ngôi, thế nhưng nghề nghiệp cũng không những có 360 loại, mà còn có rất nhiều chuyên ngành mới ở lại diễn sinh ra trong số đó. Đó là lý do mà các tinh diệu thực khó có thể đại biểu tất cả các nghề nghiệp, chỉ có thể nói một vài tính chất sao thích hợp với một số loại nghề nghiệp.

Cho nên, muốn quyết định thực sự thích hợp với loại nghề nghiệp nào, vẫn cần xem xét cân nhắc sở trường hoặc hứng thú của bản thân. Rồi lại phối hợp tính chất sao đại biểu nghề nghiệp, mới có thể phát huy tiềm năng cá nhân. Sử dụng Đẩu Số để xem các nghề nghiệp tương thích, ngoài Cách Cục ra thì cung Tài Bạch và cung Quan Lộc đều rất quan trọng. Rốt cuộc là sử dụng cung Tài Bạch hay là cung Quan Lộc để phân tích nghề nghiệp thích hợp hơn? Có nhiều phép xem khác nhau. Đầu tiên, phải hiểu ý nghĩa của cung vị. Cung Tài Bạch chủ tiền tài lưu động, năng lực kiếm tiền hoặc phương hướng kiếm tiền; còn cung Quan Lộc vừa được gọi là cung hành vi, chính là các hành động, đặc tính của một cá nhân.

Từ sự khác biệt cung vị có thể thấy: Cung Tài Bạch khá tốt đẹp so với cung Quan Lộc, thì có thể làm nghề tự buôn bán kinh doanh, lúc này lấy cung tinh tú của Tài Bạch để luận ngành nghề kinh doanh thích hợp; Còn nếu như cung Quan Lộc khá tốt đẹp hơn so với cung Tài Bạch, thì thích hợp nhậm chức, chức nghiệp thích hợp lúc này lấy theo tính tốt đẹp của tinh tú tọa trong cung Quan Lộc. Cho nên, xem làm nghề nghiệp nào thích hợp, trước hết lấy cách cục làm trọng, lại xem kỹ cát hung cung Quan Lộc, cung Tài Bạch, xác định có phù hợp tự sáng lập sự nghiệp hay không? Cuối cùng, lấy tính chất cát hung của sao tọa thủ trong cung vị, lựa chọn xác định nghề nghiệp phù hợp.

Đương nhiên, qua tính chất sao cung Quan Lộc hoặc cung Tài Bạch có thể tổng hợp chỉnh lý như sau:

Sao Tử Vi: Là đứng đầu các sao, thích lên tiếng ra lệnh mà không thích bị người quản lý, cho nên phù hợp làm quản lý, công việc về phương diện chỉ đạo, như giáo sư, kế toán viên cao cấp, công trình sư, chính giới, quản lý xí nghiệp công hoặc tự doanh.

Sao Thiên Cơ: là sao chủ tâm tư tinh tế, suy nghĩ linh hoạt, tiếc là không đủ mạnh mẽ, có thể đảm nhiệm các loại nghề nghiệp lập kế hoạch dự án, nghệ thuật, tôn giáo, xuất bản, đồ gỗ. Nếu như gặp sát tinh kích phát, có thể phát tài nhờ kỹ thuật, sao này không chủ về hoạnh phát tiền tài mà là sao chủ về sự chắc chắn ổn định để có được thành công chung cuộc.

Sao Thái Dương: Tràn ngậpn lòng bác ái, hiếu động, không chịu quản thúc, cho nên thích hợp giới chính trị, tự lập nghiệp, thương mại. Nếu như lạc hãm, thì nên theo các loại nghề nghiệp vận tải, làm thuê, có liên quan tới sự đi lại ở bên ngoài, còn nếu vượng địa có thể làm nghề nghiệp điện khí. Lâm vào cung Nô bộc càng tốt đẹp, có thể đi vào diễn đàn chính trị làm dân biểu.

Sao Vũ khúc: Là tài tinh, vừa là sao cô độc, cá tính cương cường, cho nên có thể nhậm chức trong nghề tài chính, quân cảnh, bảo hiểm, tài chính và kinh tế, nghề nghiệp liên quan đến kim khí. Nếu như lạc hãm thì nên làm thuê trong nghề liên quan đến kim khí cũng như gia công.

Sao Thiên Đồng: Là biểu trưng của sự hòa hợp t*o nhã, cho nên nên phù hợp chính trị, công chức, nghề phục vụ, tôn giáo, từ thiện, quần áo trang sức. Nếu mà hãm địa gia thêm sát tinh, tương đối lười, thành tựu không cao, nên làm nghề lao động thủ công.

Sao Liêm Trinh: Là chủ quan lộc, tính dễ nổi giận, giỏi tranh chấp, cho nên thích hợp giới quân cảnh, nhân viên tư pháp; vừa hóa khí là đào hoa, cho nên loại nghề chăm sóc sắc đẹp, mỹ nghệ cũng hợp, cái khác như nghề điện khí, xí nghiệp cũng có thể phát huy sở trường.

Sao Thiên Phủ: Sao Thiên Phủ cá tính cương cường và không cúi đầu trước người khác nhiều, cho nên đa số tự lập nghiệp, các loại nghề thích hợp như buôn bán nhà đất, cửa hàng bạc, bách hóa, hiệu cầm đồ. Thiên Phủ vừa là nông sản phẩm, cho nên nông nghiệp, các nghề chăn nuôi, trồng trọt đều phù hợp.

Sao Thái Âm: Là chủ điền trạch, vừa là nữ nhân, cho nên thích hợp làm các nghề bất động sản, kiến trúc, thiết kế nội thất, thiết kế sân vườn, nghề làm vườn, trang trí, nữ trang quần áo trang sức, đồ trang điểm, đồ làm bếp. Lạc hãm thì nên đi làm, cũng tương đối tốt nếu làm nghề thiết kế, trang trí. Người mà Thái Âm có thêm Văn Xương hoặc sao Văn Khúc, thích hợp học Tử Vi Đẩu Số.

Sao Tham Lang: Là sao tài nghệ, vừa sẵn có nghị lực kiên nhẫn, cho nên tính thích nghi của nó khá rộng, nhưng không rời xa phạm vi các nghề nghiệp “Rượu, sắc, tài, khí”, như: Ăn uống, thực phẩm, rượu chè, vui chơi, trang hoàng nội thất, trang trí, thiết kế quần áo trang sức, thương nghiệp. Trong đó chữ “Sắc” là chỉ cả hai phương diện về tài hoa tạo hình mỹ thuật và tình dục. Cho nên nếu mà Tham Lang lạc hãm thì phần nhiều sẽ lưu lạc trong chốn phong trần, nhưng Hóa Kị hoặc Không, Kiếp đến chế hóa thì ngược lại sẽ có thể nết na đoan chính.

Sao Cự Môn: Trên cơ thể người chính là cái cửa miệng rất bự, cho nên thích hợp nghề nghiệp dùng miệng lưỡi để kiếm tiền, lại vừa có sẵn bản tính nghi hoặc, đặc tính tìm tòi nghiên cứu, cho nên cũng có thể làm tốt các công việc nghiên cứu chỉnh lý như Luật sư, Giáo sư, Xuất bản, Nnghiệp vụ, Marketing, Mục sư, Nghiên cứu lý luận.

Sao Thiên Tướng: Chính là ngôi sao “Gà mái mẹ”, nhiệt tình phục vụ, giỏi việc cơm áo, thích nói chuyện phiếm, cho nên thích nghi với các nghề nghiệp Chính trị, Luật sư, Nghiệp vụ, Ngoại giao, Bán hàng, Ăn uống, Y dược (là sao Thuốc), thời trang. Nếu lạc hãm thì nên chú ý, dễ rơi vào nơi chốn bất chính, nếu thêm Kình Dương, Linh Tinh, Hỏa Tinh, Đà La lại càng ứng nghiệm, bởi vì dễ bị bạn bè xấu xui khiến.

Sao Thiên Lương: Đẩu Số Toàn Thư có nói: Lương kể cả khi không lạc hãm cũng không hề tỏ vẻ là người đôn hậu, có thể thấy sao Thiên Lương vốn bản chất có mang đặc tính khoe khoang khoác lác cho nên làm các công việc thuộc giới xào xáo cổ phiếu, Xuất bản, Truyền bá, Marketing. Nhưng lại do có bản tính ngay thẳng có tài biện bác cho nên làm các nghề Công giáo, Quan toà, Viết thuê, Nhân viên kiểm toán cũng thích hợp. Và cũng có thể làm nhà bào chế dược liệu, thầy thuốc đông y.

Sao Thất Sát: Ý nghĩa như tên gọi, có mang theo sát khí đặc biệt, không nên có quan hệ với những nghề kim khí như Gia công ngũ kim, Tinh luyện kim loại, Chế tạo máy móc. Lại bởi vì sát khí cho nên cũng có thể xếp các nghề nghiệp nên làm có liên quan tới Quân nhân, Cảnh sát, Bác sĩ, Đồ tể. Nếu gia thêm Văn Xương, Văn Khúc phần nhiều là người huấn huấn luyện viên kiểu các loại Quân nhân văn chức, thêm Tứ Sát tinh thì đa số làm đồ tể. Các nghề chăn nuôi trồng trọt đánh bắt cũng có thể được.

Sao Phá Quân: Là hiện tượng tiêu hao, phá bại, tình hình hỗn loạn ở chợ thực phẩm như thế nào thì tính chất của sao này cũng tương tự như vậy. Cho nên thuộc dạng buôn bán thực phẩm, đương nhiên, buôn bán tiệm tạp hóa thương phẩm hay thu mua sắt vụn hoặc nghề nghiệp xử lý các loại vật tư này cái cũng là phù hợp. Mặt khác, các nghề như Bán buôn bách hóa, Hóa học, Dược phẩm đều có thể thích ứng.

Sao Văn Xương, sao Văn Khúc: Vừa nhìn biết là mang theo tính chất hào hoa phong nhã, cho nên nên hợp văn không thích hợp võ, hợp nhất làm các nghề Thiết kế, Nghệ thuật, Văn học, Ký giả, Xuất bản văn hóa phẩm, Quảng cáo, Dạy học. Lại vừa do có tài ăn nói không tồi cho nên các công tác chuyên nghiệp cũng có thể làm tốt. Sao Văn Khúc phần nhiều thep nghề làm Thầy bói, Nghệ thuật.

Hỏa Tinh, Linh Tinh: Có lửa, có âm thanh leng keng, sẽ liên tưởng ngay đến các công việc chế tạo, rèn gang, luyện thép, đóng thuyền, công nghiệp xử lý nhiệt. Phái nữ thì làm nghề Biểu diễn, Âm nhạc, Công việc về âm thanh, cũng có thể làm các công tác kỹ thuật khác liên quan đến kim khí.

Kình Dương, Đà La: Kình Dương là Dao giải phẫu, Vũ khí, cho nên rất có liên quan tới bác sĩ Ngoại khoa, Quân cảnh, các nghề nghiệp khác mang tính chất liên quan tới “Kim” như Gia công kim loại, Chế tạo kim khí đều phù hợp.

Ở trên chính là phân giải hình tượng riêng lẻ của các sao, giả như có hai sao đồng thời xâm nhập, thì phải xem thêm quan hệ ngũ hành sinh khắc, lấy so sánh ngũ hành vượng, để tham khảo sự lựa chọn sự nghiệp.

>>Ngoài ra ta cũng thấy: Quan Lộc là cung trực tiếp về đời mình nên lấy Mệnh Thân làm căn bản. Ngoài các Cách, các Thế ở Mệnh, Thân cần phải hiểu nghĩa của các cung của Địa Chi. Cung Quan Lộc chỉ các khía cạnh sau:

- Công danh, sự nghiệp nói chung.
- Nghề nghiệp (loại nghề, các nghề liên tiếp trong đời), khả năng chuyên môn (năng khiếu)
- Khoa bảng, quyền hành, thế lực từ sự nghiệp. Triển vọng của nghề nghiệp (sự đắc thời hay thất bại)
- Người giúp việc trong sự nghiệp
- Tư cách ước vọng của mỗi người về nghề nghiệp
- Thời kỳ thịnh suy, những may rủi trong nghề nghiệp
- Tiền bạc từ quan trường mà có

Rất quan trọng đối với phái nam, cung Quan kém quan trọng hơn đối với phái nữ. Trong xã hội hiện tại, phái nữ vì gánh vác nhiều nên cung Quan đối với họ phải được xem là cung cường như đối với phái nam. Đối diện với cung Quan, cung Phu Thê cũng có thể nói lên 1 nghề nghiệp thứ hai, của vợ hay chồng. Cũng như các cung khác, cung Quan phải được khảo sát trong bối cảnh của Mệnh, Thân, Phúc, Tài mới xác định được kết luận sau cùng. Mặt khác, giáp cung Quan là cung Nô và cung Điền, trong đó cái hay cái dở đều có ảnh hưởng đến sự nghiệp. Ngoài ra, đối với người có hai đời vợ, chồng, cung Quan tượng trưng cho đời vợ hay đời chồng thứ hai.

1. Tại Ngọ: Ngọ là Trung ương, là Đế Vị. Quan Lộ đóng ở Ngọ là vị trí trung ương, ở vị trí cao trên toàn lá số. Nó mang một ý nghĩa tích cực, lấn át các cung khác. Do thế rất mạnh và cần phải xem Mệnh tốt hay xấu, các sao chính tinh có đắc thế không.

Nếu tốt đẹp thì nhất định sẽ có chức tước, hay nghề nghiệp cao sang, ở cấp chỉ huy và được giàu sang dễ dàng. Ngược lại, nếu xấu thì vất vả, cả đời cứ phải lo cơm áo, không mấy nghỉ ngơi.
Nam giới dễ thành công hơn Nữ giới. Nữ giới cung Quan ở Ngọ thường vất vả về đường nhân duyên, phải làm lấy mà ăn, ít được nhờ chồng nhưng phần nhiều là người tài giỏi, vượng phu ích tử.

2. Tại Tý: cũng như ở Ngọ và càn phải có chính tinh tốt, vì là bại địa, bị nhận chìm không ngóc đầu lên được. Bởi Tý là cung Thiên Môn, chầu vào Đế khuyết, rất cần Lộc Tồn, Tam Khoa và chính tinh đắc cách, hợp Mệnh.

3. Tại Mão: Mão là cung Thần, Phật, là vị trí của bậc quân tử, đạo đức. Nhưng cũng là cung Tuyệt, cung yếu, nghiêng về sự lười biếng, trước cần sau lăn. Mão vốn là cung Lôi Chấn, là bộc phát dữ dội ban đầu, vốn bốc nhanh và tàn nhanh. Đó là cung của các bậc giáo sư và học giả, các nhà mô phạm, tu hành đạo đức. Nếu gặp sao xấu hay vô chính diệu thì dễ trở thành bậc xử sĩ giang hồ khách. Đàn bà Quan ở đây dễ là người phúc đức hoặc hồng nhan đa luỵ, đa sầu.

4. Tại Dậu: Dậu là cung Thiên Di thứ hai, nên là vị trí của bậc yếm thế, đa tình, phiêu bồng chi khách. Cũng y như cung Mão, nếu gặp sao tốt, thì nhẹ gót thanh vân, làm chơi mà ăn thật. Ngược lại, nếu sao yếu kém, thì phải về hậu vận, mà xuất ngoại mới tạo nên công nghiệp được. Đồng thời phải bôn ba, nay đây mai đó, sống đời lãng tử giang hồ khách.

5. Tại Thìn: Đây là cung Thiên La, tức là cái cửa ngõ khép kín, cần phải đạp cửa mà ra, nhảy một bước cao mới mong cá vượt vũ môn. Do thế đòi hỏi nhiều chiến đấu tinh, mà sự đắc cách tối đa là cách tranh bá đồ vương, bạch ốc phát công khanh. Bởi thế cần phải có Tuần hay Triệt mở cửa Thiên La, coi như chiếc cửa đã mở sẵn, chỉ khép hờ, thì mới mong bay bổng được. Nếu thiếu Tuần hay Triệt, thì phải có sao chính tinh đắc cách hay hung tinh. Vì thế nên mới có cách Tử Tướng làm Thìn. Tuất là cách làm bạo, cách mạng, đoạt quyền, chứ không có van lơn xin xỏ gì hết. Nếu không mà gặp văn tinh như Cơ Lương ở Thìn, Tuất, gọi là cách Tắc Hữu Cao Nghệ Tuỳ Thân, tức phải là người có xảo thuật, tài ba, mới vượt được cửa La Võng. Cũng do thế, sao Kình Dương ở Thìn, Tuất là rất đắc địa vì là thanh gươm chọc thủng màn La Võng.

6. Tại Tuất: cung Tuất cũng như cung Thìn nhưng tốt hơn, bởi là cung Tru Long, do có Mệnh ở Ngọ. Mệnh đắc vị trí thì cung Quan ở Tuất là cung của Triều đình, để ra lệnh, thì Quan ở đó tốt hơn ở Thìn. Quan ở đây sẽ nhàn hạ hơn cách Bạch ốc phát công khanh ở Thìn, mà biến ra thành kho vựa, do thế nếu gặp Cơ Lương chẳng hạn, thì đó là cách giàu sang, buôn bán làm giàu dễ dàng. Nếu Mệnh xấu mà cung Quan cũng xấu, thì lệt bệt, chỉ có hư danh mà không có thực tế. Thường đảm nhiệm các chức vụ như chủ tịch một hiệp hội tôn giáo, một chức trùm đạo, một đoàn thể bí mật gì đó, mà không có thực lực. Đại để như vậy.

8. Tại Sửu: Đây là cung Mộ, nặng nề nhất trong tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi). Bởi vì nó đảm nhiệm vị trí Sinh đối với cung Sinh của Địa Chi là cung Tị (tức bắn ngược lên phía trên) nên rất nặng nề. Và do từ cung Dậu là cung Tuyệt thuộc loại Thiên Di thứ hai, nên có căn bản rất suy yếu. Cung Quan đóng ở đây, gặp cát tinh thì là người hiền lành, an phận thủ thường, làm các nghề vô hại như thầy giáo, công tư chức, mà gặp hung tinh thì thường hung bạo, tích cực đến điên cuồng. Nên quan ở Sửu dễ vất vả, vì căn bản Mệnh ở Dậu yếu. Và có Tài Bạch ở cung Sinh ở Tỵ coi như tuyệt địa nên kém. Người có Quan ở đây, phần nhiều có nghị lực và giỏi, và dễ bị ly khắc về đường nhân duyên, về hậu vận. Trước 30 tuổi phải vất vả, nếu giàu có sẵn thì cũng lên xuống gập ghềnh, dám làm bạo nhằm một mục đích cao siêu như phát minh khoa học, hay mở mang kỹ nghệ, dám làm bạo và thành công. Nếu gặp vô chính diệu hay sao xấu, thì mang hư vị, công việc dở dang, chỉ được nửa vời.

9. Tại Dần: Đây là cung Sinh thứ nhất (Đệ Nhất Tứ Hành Sinh) nên rất mạnh. Người có Quan ở đây, thì Tài cũng đóng ở Ngọ, là có chủ trương hết sức thiết thực, đầy tham vọng. Do thế, nên Quan ở Dần mà tốt, thì dám làm bạo và thành công lớn.

10. Tại Thân: cũng như ở Dần, Quan ở đây thì Mệnh ở Thìn, đó là những người có tài, chủ trương táo bạo, phần nhiều thành công về kỹ thuật, quân sự, kinh tế, không nề hà tiểu tiết.

11. Tại Tỵ: Tỵ là cung Sinh của Địa Chi, nhưng lại là cung Bại địa, bởi vấp phải cung Ngọ ở trước mặt, nó như một bức tường thành chắn ngang. Do thế, là thế kẹt cần phải vươn lên mới mong ca vượt vũ cầu môn được. Người có cung Quan ở đây, phần nhiều là người cương quyết, dám liều, có nhiều anh hùng tính. Nếu gặp sao tốt, cách tốt thì đường công danh rất sáng lạn, coi như bậc cường thần làm đâu thì thắng đấy.Mà nếu sao xấu, kém thì sẽ đè nén, không ngóc đầu lên được, sẽ nghèo khó tối tăm.

12. Tại Hợi: Đây là tuyệt cung, coi như cái đáy, cung Quan ở đây khó nhất trong 12 cung. Nếu gặp cách tốt, sao tốt, thì là phi thường cách, thường đảm nhiệm các công tác khó khăn, người khác không làm nổi, mình làm nổi. Ngược lại, nếu sao xấu, cách xấu, thì phần nhiều là người ta thời mẫn thế, chán nản đường danh lợi, nghiêng về đạo giáo, có cái tự kiều kín đáo, mô phạm đạo đức ít ai bì, bởi có Mệnh lập ở Mùi là khách khanh của Đế cung Ngọ.

Tóm lại, xem cung quan rất quan trọng. Ngày xưa chỉ có các giới: Sĩ, Nông, Công, Thương , Binh nên dễ gọi ra được. Ai ở cách Nhật Nguyệt là Sĩ, tức làm quan, làm bậc thầy nhưng ngày nay có cả trăm ngàn nghề. Cho nên định ra được một nghề chính xác là một điều khó khăn. Do thế, chỉ cần cái nội dung tương đồng là được. Thí dụ: như một người cung Quan ở Tỵ có cách Liêm Tham thêm Kình Dương và Tam Hóa, thì rõ ràng là người về nghành tư pháp, quan toà, có quyền bắt giam người, thế mà lại thành ra ông kỹ sư về nghành đánh cá thì cái đó tương với nhau.

A. TỬ VI Ở CUNG QUAN LỘC:

1. Tại Ngọ: nếu có Quần Thần khánh hội, thêm Tả Phù hoặc Tả Phù chiếu và Tam Hóa, làm nổi quốc trưởng, thủ tướng hoặc làm trưởng nhiệm sở, được giàu sang vinh hiển suốt đời

2. Tại Tý: trung bình, nếu hội đủ Quần Thần khánh hội, thường là các bậc hào trưởng ở địa phương, các bậc phú ông ở thôn quê, chủ nông trại, được sung sướng suốt đời

3. Tại Dần, Thân: cùng Thiên Phủ rất tốt, nếu có tứ Linh (Long Mã Hổ Phượng, Tướng Ấn) thường là các nhà kỹ nghệ, thương mại lớn hay hiển đạt về võ nghệ, được vinh hiển suốt đời, rất tài ba, tháo vát
4. Tại Tỵ, Hợi: cùng Thất Sát, thường tay trắng làm giàu, rất tích cực, mạnh mẽ nhưng ăn về hâu vận, tiền vận thường vất vả

5. Tại Mão, Dậu: cùng Tham, trung bình, nếu hiển đạt lớn, thì dễ gặp tai họa. Đi tu dễ thành chánh quả, làm nổi các bậc tôn quí của đạo giáo (tổng giám mục, tăng thống...)

6. Tại Sửu, Mùi: cùng Phá, thành công về võ nghiệp nhưng cũng dễ gặp tai họa và thăng giáng bất thường. Nếu có ác, sát hung tinh, thường bị thất bại, hay tù tội về hậu vận. Hoặc gặp tai hoạ về nghề nghiệp, binh hỏa, lây bệnh nan y...
7. Tại Thìn, Tuất: cùng Thiên Tướng, tài giỏi, thường tay trắng làm giàu. Nếu giàu trước rồi, nên chuyên về kỹ nghệ, khoa học hay thành công lớn về thương mại, kỹ nghệ, làm mạnh thì thành. Thế nhưng phải phá tán trước, sau mới thành

B. THIÊN PHỦ Ở CÙNG QUAN LỘC:

1. Tại Tỵ,Hợi: bình thường, phần nhiều được nhờ vợ hay chồng. Biết an phận thủ thường
2. Tại Mão, Dậu, Sửu, Mùi: đi buôn, ra ngoài thường phát đạt. Vất vả ban đầu. Sau 30 tuổi thì thành công. Hoặc làm các nghành liên quan đến giáo dục, y, dược, văn học, ấn loát hay điêu khắc. Nghiêng nhiều về võ cách (văn đá võ)
3. Tại Dần, Thân: xem Tử Vi
4. Tại Thìn, Tuất: đóng chung với Liêm, uy quyền tột bực, vì có Tử Vi cư Mệnh ở Ty, Ngọ, Rất giàu sang, có thể làm nổi các chức vụ tương đương với chủ tịch quốc hội hay bộ trưởng nội vụ, đại sứ vì đại diện cho Tử Vi trong chính quyền trung ương
5. Tại Tý, Ngọ: đóng chung với Vũ, liên hệ nhiều đến các nghề bí mật, uy quyền hiển hách, thường đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong bóng tối (Sao Đen) như các đại sứ lưu động, các chức vụ liên đoàn, đoàn thể, rất quí hiển. Cũng như giữ các ngân khỏan to lớn của chính phủ tổng giám đốc về kinh tài hay kế hoạch gia vĩ đại. Do cách Tử Vi, Thiên Tướng làm Thìn, Tuất là cách táo bạo anh hùng, dễ thành công với thời loạn. Nếu đi thầu sẽ thành công lớn

C.THÁI DƯƠNG Ở CUNG QUAN LỘC:

Nhật chủ công danh. Gặp Tam Hóa. Lộc Tồn là đại quí
1. Tại Ngọ: công danh sớm, có thể làm nổi nguyên thủ quốc gia. Dù không có cát tinh, cũng là người tài giỏi, thường đảm nhiệm các chức trưởng nhiệm sở, rất có uy quyền. Làm chức phó thì đoạt trưởng
2. Tại Tý: cần gặp Tam Hóa hay Tuần, Triệt, sẽ giống như tại Ngọ, nếu không thì kém. Phần nhiều là danh sĩ, bậc người mô phạm, tài giỏi, thành công trong các nhiệm vụ khó khăn. Vì đây là các Nhật Trầm Thủy Để, Loạn Thể Phùng Quân. Phải thời loạn hay việc khó khăn mới thành công. Thời bình hay việc dễ thì chỉ có hư vị và đạo đức. Nhưng phân nhiều chỉ ngắn hạn. Khi tới hạn Thủy, Thổ thì tàn (tức bộc phát bộc tàn). Gặp hạn tốt, nên làm nhanh rồi rút lui ngay. Nếu không sẽ thất bại hoặc tai họa nặng
3. Tại Sửu, Mùi: đóng chung với Nguyệt, công danh trắc trờ, có chí hướng khó thành. Về già có đôi chút hư danh. Nếu gặp Tuần hay Triệt án ngữ, thì ban đầu trắc trở nhưng sau thành công
4. Tại Mão: đóng chung với Lương, rất tốt, thường thành công về y học, giáo dục, văn học. Học giả mô phạm và đạo đức, nổi tiếng và có uy quyền
5. Tại Dậu: nếu gặp Tuần hay Triệt thì giống như Mão nhưng ban đầu thường vất vả. Thiếu Tuần Triệt thì công danh muộn, vất vả, làm nghề thầy hay công tư chức cỡ trung bình
6. Tại Dần: đóng chung với Cự, cũng giống như tại Mão nhưng chuyên về hình luật, ngoại giao, chính trị quốc hội hay nhà văn nhà báo bởi Cự Môn chuyên về nghị luận đanh thép
7. Tại Thân: cũng cần gặp Tuần hay Triệt, nếu không thì dễ mắc chuyện thị phi quẫn túng, công danh trắc trở thất thường
8. Tại Thìn: có công danh sớm nhưng thường bất mãn về nghề nghiệp, dễ bị nhiều người ghen ghét
9. Tại Tuất: kém, chỉ có hư danh nhưng cũng là người có tài và đạo đức, được nhiều người nể kính. Thường là văn sĩ, hay làm các công việc đặc biệt, khó khăn
10. Tại Hợi: nếu gặp nhiều trợ tinh thì là người có tài đặc biệt, đảm nhân các công tác khó khăn và thành công nhưng cũng ngắn hạn thôi. Nếu thiếu trợ tinh thì là người rất bất mãn với công việc nhưng cũng là người đạo đức, quân tử
11. Tại Tỵ: giống như tại Ngọ nhưng kém hơn một chút

D. THÁI ÂM Ở CUNG QUAN LỘC:

Nguyệt thường chủ về sự đi xa, nghành ngoại giao, văn chương, nghệ thuật. Xem va luận giống như Nhật nhưng cần chú ý các vị trí miếu, vượng, đắc, hãm địa của Nguyệt
Miếu địa: ở Hợi, Tý
Vượng địa: ở Thân, Dậu
Đắc địa: ở Tuất, Sửu, Mùi
Hãm địa: từ Dần đến Ngọ

E. THIÊN CƠ Ở CUNG QUAN LỘC:

1. Tại Tỵ, Ngọ,Mùi: tốt đẹp, xem các cách về Thiên Cơ ở phía trên. Thường có chức tước, hiển vinh
2. Tại Hợi, Tý, Sửu: kém, phải về hậu vận mới khá được. Sở dĩ Cơ là sao Mộc, mà gặp hai cung Hợi, Tý là Thủy, là cung Sinh, mà kém, là vì sao nay đóng sau Tử, mà Tử hãm địa, thì cũng theo cái đà ấy mà có một sự tương đối kém cỏi luôn. Và do Tử Vi đóng lạc vào cung Nô Bộc
3. Tại Thân: đồng cung với Nguyệt, dễ làm về các nghành y tế, ngoại giao, giáo dục, văn học, nghệ thuật
4. Tại Dần: kém tại Thân, phần nhiều về hậu vận mới thành đạt vì gặp trở ngại do âm dường phản bối
5. Tại Mão: cùng Cự, dễ chuyên về giáo dục, luật pháp, rất khôn ngoan xảo trá
6. Tại Dậu: kém tại Mão
7. Tại Thìn, Tuất: rất thận trong, thường hiển đạt về văn nghiệp, bởi là cách Cái Thế Văn chương, làm nghệ sĩ có tài, có tác phẩm nổi tiếng, hoặc đi buôn làm giàu nếu có Tam hóa hay Lộc Tồn chiếu..

F. THIÊN LƯƠNG Ở CUNG QUAN LỘC:

Thiên Lương là sao chuyên về nghề thuốc, các nghề văn hay mô phạm
1. Tại Tý, ngọ: làm thầy thuốc, nếu hợp cách có thể làm cấp chỉ huy lớn, vinh hiển trọn đời
2. Tại Mão, Dậu: xem Nhật
3. Tại Thìn, Tuất: xem Cơ
4. Tại Dần, Thân: rất tốt, thường làm nghề nghành y học, giáo dục nổi tiếng và quí hiển
5. Tại Sửu, Mùi: trung bình, nên đi xa lập nghiệp thì tốt
6. Tại Tỵ, Hợi: bôn tẩu, nên đi xa lập nghiệp thì tốt, bởi Mệnh có cách Nhật Nguyệt Tranh Huy
Hai sao này ban đầu lật đật, vất vả, sau mới thành, chỉ đi xa là hợp. Nên làm các nghành đại diện thương mại ở nước ngoài là hợp cách

G. THIÊN ĐỒNG Ở CUNG QUAN LỘC:

1. Tại Mão: rất anh hùng, làm về võ nghiệp thì thành công. Như đi thầu, làm các nghề như cảnh sát trưởng, luật sư, thẩm phán là đắc thế, vì có Mệnh là Cự chủ về nghị luận, tính toán
2. Tại Dậu: kém hơn tại Mão, dễ thay đổi công việc, công danh thường bất mãn, vì bản chất ở Mệnh gặp Cự hãm địa ở Tỵ
3. Tại Tý: đóng chung với Nguyệt, công danh tốt đẹp, nghiêng về đi xa, ngoại giao lý luận, bởi là cách Nguyệt Lãng Thiên Môn Tiến Tước Phong Hầu. Càng đi xa càng thành công
4. Tại Ngọ: giống như tại Tý nếu có Tuần, Triệt. Nếu không có Tuần, Triệt thì thường được nhờ vợ hay chồng, do buôn bán làm giàu. Bởi nằm trong cách Thiên Tử Hành Quân, có Cơ Lương ở Thìn, Tuất
5. Tại Dần, Thân: xem Lương
6. Tại Thìn, Tuất: đi xa thì thành công và thường thay đổi công việc
7. Tại Sửu, Mùi: đóng chung với Cự, công danh lật đật, thường bị đè nén khó chịu. Nhiều miệng tiếng thị phi trong công việc làm ăn
8. Tại Tỵ, Hợi: vất vả, luôn bất mãn, vì cung Nô là đường cung đối với bản thân, mà cung này có Phủ và Vũ là sao mạnh, át mất thế của Mệnh

H. CỰ MÔN Ơ CUNG QUAN LỘC:

1. Tại Tý: cách Thạch Trung An Ngọc rất tốt, làm về nghành luật pháp, văn hoá, y tế, giáo dục. Được giàu sang nổi tiếng
2. Tại Ngọ: kém hơn tại Tý, thường không bền, giàu sang như mây nổi, dễ mắc tội vạ, tiêu tan cơ nghiệp vì kiện cáo, vì gặp âm dương hãm địa và cách Liêm Tham Tỵ Hợi
3. Tại Hợi: trung bình, dễ được nhờ vợ hay chồng
4. Tại Tỵ: kém, thường làm các chức vụ tầm thường, bị chèn ép nặng nề, do cung Nô ở Ngọ rất mạnh. Cũng không được nhờ vợ hay chồng, vì Nhật hãm địa
5. Tại Thìn, Tuất: có tài, thường tự lực cánh sinh vươn lên trong khó khăn, bị vất vả lúc đầu, sau sẽ thành công, nhưng bị nhiều kẻ dèm pha, ghen ghét
6. Tại Mão, Dậu: xem Cơ
7. Tại Dần, Thân: xem Nhật
8. Tại Sửu, Mùi: xem Đồng


I. LIÊM TRINH Ở CUNG QUAN LỘC:

Liêm chủ trương quyền bính, nên rất độc tài nghiêm nghị. Chủ về lý luận, võ nghiệp và ty pháp
1. Tại Dần, Thân: làm về võ nghiệp rất có uy quyền. Đi với bộ Tứ Linh (Long Mã Hổ Phượng hay Hổ Cái Tướng An) có Khoa Quyền, làm nổi đại tướng. Thiếu Khoa Quyền thì có thể là nhà kỹ nghệ hay khoa học, hoặc làm về các nghành tư pháp, cảnh sát trưởng rất độc đáo, uy hùnh. Thường nghiêng về các sự đặc biệt khác đời. Có thể là nhà phát minh khoa học
2. Tại Thìn, Tuất: xem Phủ
3. Tại Tý, Ngọ: cùng Thiên Tướng, rất uy hùng, có thể làm nổi tổng tư lệnh nhưng cũng bộc phát bộc tàn. Ơ Tý tốt hơn ở Ngọ. Vì ở Tý thì Nhật đắc địa dễ giàu có và bền. Làm về các nghành kỹ thuật hay đi thầu rất thành công, nhưng chỉ nên ngắn hạn. Nếu kéo dài là thất bại
4. Tại Sửu, Mùi: cùng Thất Sát, thành công về quân sự, nhưng dễ tai nạn về hậu vận, cũng có thể đi thầu hay đi buôn, nhưng bộc phát bộc tàn
5. Tại Mão, Dậu: cùng Phá, trước gặp may mắn nhưng sau sẽ bất mãn nặng nề. Vì Liêm Trinh chủ ở tiền vận. Rất phá tán, chỉ nên lợi dụng thời cơ, làm ngắn hạn và từ mùa xuân đến mùa hạ thì thành công. Sau đó là thất bại
6. Tại Tỵ, Hợi: rất ác, thường nghiêng về nghành tư pháp, giam cầm, bắt bớ, đi săn, kỹ thuật, hoá chất là hợp. Nhưng sinh ư nghề tử ư nghệ, có thể mắc bệnh nan y do nghề nghiệp mà ra

J. THẤT SÁT Ở CUNG QUAN LỘC:
Chủ võ biền, quân sự, công kỹ nghệ
1. Tại Dần, Thân: là cách Thất Sát Triều đẩu, làm bạo và thành công. Rất uy hùng, thường được toạ trần biên thuỳ, một mình trấn ngự biên cương
2. Tại Tý, Ngọ: công danh thất thường nhưng rất uy hùng, thường do thời có đưa lại, bộc phát bộc tàn, nên buôn từng chuyến, theo thời vận mà bốc nhưng phải rút nhanh không nên nấn ná vớt thêm thì thất bại
3. Tại Thìn, Tuất: làm về võ nghiệp hay luật pháp nhưng bất mãn, thường dễ gặp tại nạn binh đao
4. Tại Sửu, Mùi: xem Liêm
5. Tại Tỵ, Hợi: xem Tử
6. Tại Mão, Dậu: đóng chung với cung Vũ Khúc, thường hiển đạt về võ nghiệp, có thể làm nổi các chức quân khu trưởng, trọng nhậm một cõi, nhưng cũng thăng giáng thất thường, nay đây mai đó.


K. THAM LANG Ở CUNG QUAN LỘC:


1. Tại Thìn, Tuất: làm về võ nghiệp, thường nổi bật vì can đảm và tào bạo. Được giàu sang nếu buôn bán, cũng dễ thành công. Nên làm về nghề đi thầu, hay đại công tác
2. Tại Sửu, Mùi: đóng chung cùng Vũ. Dễ giàu có nhờ buôn bán hay kinh doanh. Chuyên về kinh tài, kỹ nghệ hay thương mại
3. Tại Dần, Thân: trung bình, công việc dễ trắc trở, đi làm đủ ăn, không giàu có được, phải phá cách đi buôn mới tốt, vì thuộc vòng sao Tử tướng lâm Thìn, Tuất
4. Tại Tỵ, Hợi: xem Liêm
5. Tại Mão, Dậu: Xem Tử
6. Tại Tý, Ngọ: kém, làm việc dễ tham ô, cần phải có sao Tuần thì tốt

L. PHÁ QUÂN Ở CUNG QUAN LỘC:

1. Tại Tý, ngọ: rất oanh liệt, ở Ngọ tốt hơn ở Tý, thường làm nổi việc khó khăn và thành công trong thời loạn. Nhưng cũng bộc phát bộc tàn. Ăn về hậu vận
2. Tại Thìn, Tuất: rất ích kỷ, thường lấn át người trên, dám liều và thành công vào phút chót. Thường vất vả vào ban đầu và từ đó làm giàu (bạch ốc phát công khanh).
3. Tại Sửu, Mùi: xem Tử
4. Tại Mão, Dậu: xem Liêm
5. Tại tỵ, Hợi: đóng chung cùng Vũ, thường làm việc thương mại hay kỹ nghệ. Công danh bất mãn, phải nghiêng về hai nghành trên mới thành công
6. Tại Dần, Thân: tại Dần tốt hơn tại Thân, đi buôn bán thì giàu, còn đi làm được bao nhiêu hao tán hết.

M. VŨ KHÚC Ở CUNG QUAN LỘC.

Vũ Khúc là sao võ, vừa chủ về uy quyền, vừa chủ về tài chánh, nên là sao rất mạnh và tốt.
1. Tại Thìn, Tuất: là cách Phượng Hoàng Dực Vũ, nếu thêm Văn Khúc thì văn võ kiêm toàn, hiển đạt về võ nghiệp, làm nổi tổng tư lệnh quân đội.
2. Tại Tý, Ngọ: xem Phủ.
3. Tại Dần, Thân: đóng cùng Thiên Tướng, rất dễ làm giàu, công danh hiển đạt.
4. Tại Sửu, Mùi: xem Tham.
5. Tại Mão, Dậu: xem Thất Sát.
6. Tại Tỵ, Hợi: xem Phá.

N. THIÊN TƯỚNG Ở CUNG QUAN LỘC:

1. Tại Sửu, Mùi: rất tốt, tài kiêm văn võ, có uy quyền, rất được kính nể.
2. Tại Tỵ, Hợi: như tại Sửu, Mùi. Vì căn bản Mệnh có Phủ chủ động nên đi buôn thì giàu.
3. Tại Mão, Dậu: kém hơn số 1 và 2 ở trên, vì gặp Liêm, Phá ở đối cung, dễ bị thăng giáng bất thường.
4. Tại Thìn, Tuất: xem Tử
5. Tại Tý, Ngọ: xem Liêm
6. Tại Dần, Thân: xem Vũ

O. CÁC CÁCH NHỎ PHỤ VÀO CHÍNH TRONG CÁC CUNG MỆNH, THÂN, QUAN, DI, TÀI VÀ PHU THÊ:

1. Cách Văn chương:
Âm Dương Khôi Việt – Xương khúc Tấu Thư – Khôi Việt Khoa tinh – Kình ngộ Văn Xương hội Tử Vi – Lương cư Hợi ngộ Khôi – Long Phượng Diêu Y Khôi Việt – Tử Vi ngộ Tấu Thư (Thần đồng phụ nhi)
Âm Dương hội Văn Xương – Hỏa Linh phùng Tuyệt, hội khoa tinh tại Hợi (Văn chương xuất chúng) – Hồng Hỷ Tấu Vũ Đào (cách ca sĩ, kịch sĩ, đào hát, minh tinh màn bạc)

2. Cách Thành Công:

Mã ngộ Tràng Sinh (làm ăn dễ dàng) tức Thanh Vân Đắc Lộ – Tả Hữu Hồng Đào ngộ Lộc (làm giàu dễ dàng) – Tử Vi ngộ Mã (ngựa kéo xe vua, dễ thành công) – Hổ hàm kiếm (Bạch Hổ đóng cung Dần ngộ Thiên Hình, mãnh liệt, bốc to)

Song long qua hải (Thanh Long, Long Đức ở Thìn, Tuất vượt bực) Khoa Quyền Khôi Việt (làm gì cũng thành) – Bạch Hổ Tấu Thư (may mắn lớn) – Bạch Hổ Phi Liêm (hổ có cánh, bốc nhanh) – Kiếp Không Tỵ Hợi ngộ Khoa Quyền (phát dã như lôi) – Tướng Phúc Hồng Đào (thiếu niên hiển đạt)

Hồng Loan Bát Toạ cư thân (Thân đóng cùng với Hồng Loan, Bát Toạ, thành công sớm) – Thanh Long Hóa Kỵ ngộ Lưu Hà hay Long Đức (Rồng gặp nước) tứ Linh chầu Mệnh, Thân (Long Mã Hổ Phượng, nếu thiếu con Linh nào có thể thay bằng Hoa Cái, thành công nhanh chóng, đắc lực ) – Tái Quản Lương Phá (Lưu Hà ngộ Phá Toái, bộc phát bộc tàn, cách này thường đi liền với tai nạn)
3. Cách về Chí Lớn:
Nhật Xuất Phù Tang (Nhật ở Mão) – Tử Vi tại Ngọ hội Quyền Khoa (chí cao tuyệt vời) – Tử Vi ngộ Thiên Hình hữu nhất Hóa (bất cứ có Hóa nào, dám làm mạnh, bất khuất) – Văn Hoa Hoè Quê cư tứ Mộ (Văn Khúc hội cùng Vũ khúc ở tứ Mộ, anh hùng cách)

4. Lấy vợ đẹp chồng sang:

Nguyệt ngộ Văn Xương (tiềm cung triết quệ) – Hồng ngộ Tử (gái tiến cung vua) đóng ở Phu Thê – Phượng Long Thai Toạ (ở cung Thê) – Tả Hữu Hồng Đào Nhật Nguyệt
5- Cách Đa Dâm:
Đào Riêu Hồng Hỷ – Cư Kỵ Hồng Đào Không Kiếp – Tham ngộ Đào Diêu Binh – Tham Kỵ Đào Hồng

6- Cách Giàu:

Lộc Mã tướng Ấn – Phú Vũ Lộc Tồn (đổi kim tích ngọc) – Cự Cơ Mão Dậu, Song Hào (chung thuỷ triệu dong, phú hữu lâu dài) – Thạch trung ẩn ngọc phú hữu lâu dài (Nhật ở Thìn, Cự Môn ở Tý, có Lộc Tồn)
7. Cách oai vệ, sang trọng:
Binh Hình Tướng Ấn (oai hùng, cung cơ) – Tiên Cái hậu Mã (phía trước có Hoa Cái, phía sau có Thiên Mã, Mệnh ở giữa) – Thái Toạ Quang Quí củng chiếu (đài các, bệ vệ) – Toạ Qui hướng Qui (hay tọa Khôi hướng Việt, hai sao Khôi Việt củng cố cho Mệnh, châu lẩn vào nhau)
Mộ chung Thai Toạ (Mộ đóng chung với Thai Toạ ở Sửu Mùi) – Giáp Long Giáp Hổ (Mênh ở giữa, nếu có chính tinh thuộc võ cách thì hợp) – Xuất Tướng nhập Tướng ( ệnh có một Tướng, các cung tam hợp hay xung chiếu có một Tướng nữa)

MỘT SỐ CÁCH KHÁC

Tuần Triệt án ngữ: Có nhiều sao tốt đẹp thì mới tốt đẹp nhiều, có nhiều sao mờ xấu thì mờ xấu nhiều. Riêng bộ sao Sát Phá, Liêm, Tham đắc địa cùng nhiều hung tinh đắc cách nếu có gặp Tuần Triệt, cũng không bị ảnh hưởng mấy. Nhưng Sát, Phá, Liêm, Tham hãm địa cùng nhiều hung sát tinh hãm địa, nếu gặp Tuần, Triệt án ngữ lại thành tốt

Vô chính diệu: Coi chính điệu của cung xung chiếu nhưng dù sao công danh cũng chỉ bình thường mà thôi. Nếu có Tuần Triệt án ngữ thì công danh hoạnh phát nhưng cũng chẳng được lâu bền nhưng có thêm Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu thì hoàn mỹ

Văn Xương, Văn Khúc, Khôi, Viêt: Có tài về văn chương, công danh hiển đạt. Có Khôi Việt thường được chỉ huy nhiều người dưới quyền
Cung Quan có Nhật Nguyệt miếu vượng thì giàu sang, có thêm Xương Khúc là có tài xuất chúng. Giáp Xương Khúc cũng vậy

Tả Phù, Hữu Bật: Cùng nhiều cát tinh là được nhiều người nâng đỡ, cùng nhiều sao mờ xấu thì mờ xấu thêm. Cung Quan ở Tứ Mộ có Tả Hữu thủ hay chiếu thì chóng được trọng quyền cao

Khoa, Quyền, Lộc, Lộc Tồn: Uy Quyền, tài lộc được tăng thêm
Long Trì, Phượng Cát hay giáp Long Phượng: Công danh hoạnh phát
Ân Quang, Thiên Quý (nhất là tại Sửu Mùi): cũng hiển đạt.
Thiên Mã: Có nhiều tài năng (Mã Ngộ Khốc Khách: có tài thao lược, danh chức lớn lao ; Lộc Mã: có nhiều tài lộc)

Thiên Hình: đắc địa là hiển đạt về võ nghiệp, mờ ám là gặp tai họa trên đường công danh
Hồng, Đào, Thiên Hỉ, hay Tam Thai, Bát Tọa: Đường công danh nhẹ bước
Thiên Khốc, Thiên Hư tại Tý Ngọ: Có danh tiếng lừng lẫy
Sát Tinh (Kình, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp): Những sát tinh này sáng sủa tốt đẹp chỉ thích hợp với nhóm Sát, Phá, Tham Liêm cũng sáng sủa tốt đẹp khi đó thì công danh hoạnh phát. Ngoài ra những chính điệu khác dù sáng sủa, cũng bị lấn át khiến thành bất lực dẫn đến công danh trắc trở, tầm thường. Tất cả những chính điệu hãm địa gặp sát tinh đắc địa đều bị lấn át mạnh hơn. Những sát tinh trên nếu hãm địa đều không thích hợp với tất cả các chính điệu, ngoại trừ Thiên Tướng và Vũ Khúc vì hai sao này có thể chế được tính hung hãn của các sát tinh. Những chính điệu khác nếu sáng sủa tốt đẹp thì đỡ bị sát tinh hãm địa lấn át

Thái Tuế, Hóa Kỵ: Công danh trắc trở, hay bị tranh chấp hoặc gièm pha

Đồng ngộ Kình tại Ngọ: Người anh hùng có danh tiếng
Cự hay Vũ ngộ Quyền, Song Hao tại Mão Dậu: Phát lớn về võ nghiệp (Chú ý là cung Quan Lộc rất kỵ gặp Song Hao hãm địa)
Sát Ngộ Quyền tại Dần Thân: Quý hiển, có nhiều uy quyền.
Lưỡng Phá đồng cung (Phá Quân, Phá Toái): Võ chức dũng cảm, có uy quyền

Xương, Khúc, Long, Phượng, Tấu hay Cơ, Vũ, Hồng, Đào, Riêu, Tấu Thư: Người chuyên về ca, vũ, nhạc
Tả, Hữu, Quang, Quý, Quan Phúc: làm thầy thuốc thì cứu nhân, độ thế
Cơ cùng Hồng: Thợ dệt, thợ thêu hay thợ may
Cơ ngộ Hoa Cái, Long Trì, Phượng Các: thợ vẽ hay họa sĩ
Phá Quân hội Kình, Linh, Hao: Người cùng khổ phải đi hành khất (mệnh có nhiều cát tinh đỡ hơn)


CÁCH NGHỀ NGHIỆP

1. THƯƠNG GIA:

Mệnh có Tử Phủ hay Cự, Nhật là người ngay thẳng không ham lợi, không tính toán thiệt hơn, nên không buôn bán được
Mệnh có một trong các chính diệu Tham, Sát (Thất Sát), Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương tốt đẹp tọa thủ là người ham lợi lộc, có óc ganh đua, có xu hướng về thương mại
Mệnh có Tử ,Phủ, Vũ, Tướng hoặc Phá gặp Kình đồng cung thì không thích công danh, chỉ ham buôn bán
Mệnh có Vũ miếu, vượng hay đắc địa thì thích đi buôn
Mệnh có Cự hội Lộc, Tuế thì đi buôn được giàu có
Mệnh có Đồng, Lương hội Khôi, Quyền, Song Lộc, Đinh, Kỵ là người có tài về thương mại, mau giàu có
Mệnh có Sát ,Phá, Liêm Tham thủ chiếu gặp Tả, Hữu và nhiều sát tinh đắc địa: buôn bán, trước còn có lần thất bại, sau được giàu có

2. CÔNG KỸ NGHỆ GIA:

Mệnh có Tham Vũ tọa thủ hội Sát, Kình: Sáng dạ và khéo tay, có xu hướng về công kỹ nghệ.
Mệnh có Phá hội Hỏa, Việt tại Dần,Thân hoặc có Vũ, Phá, hội Xương Khúc thì khéo tay, giỏi về kỹ nghệ máy móc.
Mệnh có Cơ sáng sủa hội Tả, Hữu, Hình, Linh, Hỏa nên chuyên về thủ công hay kỹ nghệ máy móc
Mệnh tại Ngọ có Đồng, Nguyệt hội sát tinh là người chuyên về công kỹ nghệ (hay đi buôn)
Tướng miếu, vượng hội Kình, Đà là kỹ nghệ gia, giàu có
Mệnh có Liêm, Phá tọa thủ đồng cung là thợ chế tạo những dụng cụ tinh xảo
Sát hãm địa hội Tả, Hữu, Long, Phượng, Quang, Quý là thợ kim hòan
Vũ hội Hình, Riêu, Tấu là thợ mộc khéo
Cơ hãm địa hội Long, Phượng, Đà, Hình là thợ mộc. Nếu thêm Đào, Hồng là thợ trạm, thợ vẽ giỏi
Cơ hội Đồng, Tấu là thợ may, thợ thêu
Mệnh có Liêm, Tham tọa thủ đồng cung hội nhiều sát tinh là người thợ rèn hay đồ tể
Mệnh có Mộc dục là người có xu hướng làm nghề kim hoàn hoặc thợ rèn
Phụ chú: Mệnh hay Thân, hay Quan lộc có những cách trên, càng nhiều sao tốt đẹp thì nghề nghiệp càng thịnh vượng

3. VĂN CHỨC:
Các cung Mệnh, Thân và Quan Lộc cần có Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Khoa, Quyền, Lộc hội họp. Nếu có nhiều văn tinh hội cùng cát tinh thì danh tiếng lừng lẫy

4. VŨ CHỨC:
Các cung Mệnh, Thân Quan Lộc, có Sát, Phá, Tham, Liêm, Vũ, Tướng thủ chiếu, gặp Sát tinh đắc địa, cùng Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc, Binh, Hình, Tướng, Ấn hội họp. Nếu hội nhiều sao sáng sủa tốt đẹp thì rất quý hiển. Còn nếu có Hóa Quyền thì được nhiều người tín phục
Có những cách sau đây thì phát về võ nghiệp:
Thất Sát, Thiên Hình đắc địa đồng cung
Phá, Kình đắc địa đồng cung tại Thìn Tuất
Đồng Nguyệt, Kình hay Tham đồng cung tại Ngọ
Tham, Linh đồng cung

5. VĂN NGHỆ SĨ:
Cơ, Nguỵêt, Đồng , Lương hội Tả, Hữu, Khôi, Việt, Xương, Khúc, Tấu: nhà báo, nhà văn
Cơ hội Hồng, Đào, Hỉ, Tấu: ca sĩ, nhạc sĩ
Sát, Phá, Liêm, Tham hội Hồng, Đào, Long, Phượng, Tấu: họa sĩ

6. CÁC NGHỀ KHÁC:
Giáo sư: Lương hội Tả, Hữu, Xương, Khúc, Tuế
Luật sư hay Quan tòa: Mệnh có Tuế, Kình hội Xương, Khúc hay Cự hội Hổ, Tuế, Phu
Y sĩ, Bác Sĩ: Tử, Phủ hay Đồng, Lương hội Thiên Y, Thiên Quan, Thiên Phúc hay Cơ hay Lương hội Tả, Hữu, Lộc, Hình, Y, Quang Quý

7. TU HÀNH:
Tử, Tham tọa thủ đồng cung ngộ Không, Kiếp
Phủ tọa thủ ngộ Tam Không
Mệnh vô chính diệu gặp sát tinh
Thiên Không, Hồng loan tọa thủ đồng cung.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Đọc thêm về giờ Kim xà thiết tỏa, Bàng giờ, giờ Quan sát, giờ Diêm Vương, giờ Dạ đề, giờ Tướng quân

 

1. GIỜ KIM XÀ THIẾT TỎA &BÀNG GIỜ

Giờ Kim xà thiết tỏa (hay còn được gọi giờ Kim xà, Kim thiết) là một trong những giờ đại kỵ đối với trẻ. Nó vô cùng nguy độc và được xếp vào hạng bậc nhất trong tất cả những giờ đại kỵ để khởi đầu một sinh mệnh. Trẻ sinh phạm giờ Kim xà thiết tỏa thường đau ốm luôn, mạng sống khó giữ qua khỏi 13 tuổi. Nếu bản mệnh đứa trẻ bị cha (hay mẹ) khắc, thì càng khó sống. Nếu may mắn cũng yểu trước 30 hoặc mang thương tật đau khổ suốt đời.

Ngoài ra, bên cạnh giờ Kim xà tàn độc bậc nhất còn có Bàng giờ. Cũng bằng cách tính này, nếu bé trai phạm nhằm cung Sửu, Mùi tức sinh phạm Bàng giờ. Ngược lại nếu là bé gái phạm cung Thìn, Tuất tức đã phạm Bàng giờ. Trẻ phạm Bàng giờ có cơ may sống sót cao hơn song cũng thường xuyên đau ốm bệnh tật. Nếu trẻ phạm Bàng giờ lại xung khắc bố mẹ có thể xem như phạm chánh giờ Kim thiết vậy.

Nếu bản mệnh đứa trẻ bị cha (hay mẹ) khắc, thì càng khó sống.

Cách tính:
Trước hết phải biết năm , tháng , ngày , giờ sanh nào , rồi tự cung Tuất trên bàn tay ( Tay Phải ) mà bắt đầu tính năm Tý , tính xuôi cho đến năm sanh thuộc về cung nào , rồi tự cung ấy mà khởi tháng 1 ( giêng ) tính ngược lại cho đến tháng sanh thuộc về cung nào , rồi lại từ cung ấy khởi ngày mồng một ( 1 ) tính xuôi cho đến ngày sanh thuộc về cung nào , rồi lại từ cung ấy mà khởi giờ Tý tính ngược cho đến giờ sanh , rồi mới xem giờ sanh ấy ở cung nào ?


- Hể con Trai mà phạm phải cung : THÌN - TUẤT


- Hể con Gái mà phạm phải cung : SỬU - MÙI


Thì đúng là nhằm giờ Kim Xà Thiết Tỏa .


Ví dụ: Trẻ sinh năm Tỵ, tháng năm, ngày 16, giờ thìn. Vậy từ cung Tuất chọn tính làm năm Tý tính thuận đến năm Tỵ đóng tại cung Mẹo. Từ đây chọn làm tháng giêng khởi nghịch lại đến tháng sinh là tháng năm. Lúc này ta đang dừng lại trên cung hợi. Tại đây chọn làm ngày mồng 1 khởi thuận đến ngày sinh là ngày 16. Đến ngày 16 dừng lại, từ cung đó kể là giờ tý khởi nghịch đến giờ sinh là giờ Thìn. Vậy giờ Thìn lúc này đóng ngay trên cung Tuất. Nếu là nam xem như phạm chánh Kim thiết. Nếu là nữ phạm nhằm Bàng giờ.

>Ngoài ra, không phải trẻ sinh phạm Kim thiết nào cũng yểu vào năm 13 tuổi hoặc phát bệnh đau ốm liên miên ngay khi mới lọt lòng. Tùy thuộc vào năm sinh, tháng sinh, lại dựa vào sự xung khắc với bố mẹ, anh em hay không mới có thể luận giải được thời gian ứng họa trên từng tình huống cụ thể.
Cũng có không ít trường hợp tuy phạm Kim xà nhưng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, sống tốt. Điều đó dựa vào chính cái phúc đức mà họ được hưởng từ bao đời trước để lại lẫn những phúc đức mà bản thân chủ thể tích tạo được cho mình.

Mỗi thầy phong thủy giỏi đều có những phương thức hóa giải riêng để có thể giúp phần nào cho trẻ như: Bán khoán, dùng phép tam y,…


2. GIỜ QUAN SÁT

Khó tránh được tử vong, có thể chết chỉ vài giờ sau khi sinh.Chức năng gan không ổn định dễ mắc bệnh viêm gan. Nếu sống được thì hay đau yếu, hoặc bị tai nạn bất ngờ đe dọa sinh mệnh. Cần xem xét mệnh của cha (mẹ) có khắc con không. Khi khôn lớn tính khí ương ngạnh bướng bỉnh, tinh quái ngỗ ngược nếu giáo dục không tốt dễ hung hăng côn đồ, mắc vòng tố tụng.

Cách tính:
Tháng Giêng: Sinh giờ Tỵ
Tháng Hai: Sinh giờ Thìn
Tháng Ba: Sinh giờ Mão
Tháng Tư: Sinh giờ Dần
Tháng Năm: Sinh giờ Sửu
Tháng Sáu: Sinh giờ Tý
Tháng Bảy: Sinh giờ Hợi
Tháng Tám: Sinh giờ Tuất
Tháng Chín: Sinh giờ Dậu
Tháng Mười: Sinh giờ Thân
Tháng Mười Một: Sinh giờ Mùi
Tháng Chạp: Sinh giờ Ngọ

Hóa giải: Bán khoán


3. GIỜ DIÊM VƯƠNG

Thường có nhiều chứng dị kỳ, như hay giật mình, hốt hoảng, trợn mắt, lè lưỡi, thần kinh bất ổn, hầu như bị một ám ảnh nào lớn lao trong tâm trí mà đứa trẻ cơ hồ như ý thức được.

Cách tính:
Mùa Xuân: Sinh giờ Sửu, Mùi.
Mùa Hạ: Sinh giờ Thìn, Tuất.
Mùa Thu: Sinh giờ Tý, Ngọ.
Mùa Đông: Sinh giờ Mão, Dậu.



4. GIỜ DẠ ĐỀ

Thường bị trì trệ về khí huyết gây mệt mỏi, đêm trẻ hay dãy đạp kêu khóc.

Cách tính:
Mùa Xuân: Sinh giờ Ngọ
Mùa Hạ: Sinh giờ Dậu
Mùa Thu: Sinh giờ Tý
Mùa Đông: Sinh giờ Mão.

Cách hóa giải: Lấy xác ve nam thì 7 cái, nữ 9 cái, bỏ miệng và chân đem đi sao giòn rồi sắc uống.


5. GIỜ TƯỚNG QUÂN

Phạm giờ này trẻ em thường bị bệnh, khi nhỏ hay mắc bệnh sài đen, thường hay khóc dài không nín, khi lớn mặt mũi hiền lành nhưng tính khí bướng nghịch nhưng giờ này nhẹ ít đáng lo ngại.

Cách tính:
Mùa Xuân: Sinh giờ Thìn, Tuất, Dậu.
Mùa Hạ: Sinh giờ Tí, Mão, Mùi.
Mùa Thu: Sinh giờ Dần, Ngọ, Sửu.
Mùa Đông: Sinh giờ Thân, Tị, Hợi.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Đọc thêm các dòng năng lượng quanh ta (p2)


Các nguồn năng lượng trong phong thủy luôn luôn chuyển động và thay đổi, bởi vậy hãy luôn chú ý tới sự tác động của chúng lên sức khỏe và tinh thần của gia đình bạn. Năng lượng, xét trên góc độ phong thủy sẽ thấy mối liên quan tới tụ khí, bởi đạo của phong thủy chính là “tụ thủy” và “tàng phong”. Thủy tụ để sinh ra khí và tàng phong để tránh tán khí. Ngôi nhà, hay tòa nhà biết áp dụng phong thủy đúng đắn, sẽ có thể đạt được yêu cầu tụ khí, tức tích tụ trường năng lượng tốt. Tất nhiên chúng ta có thể có sự hiểu khác nhau giữa năng lượng thông thường và nguồn năng lượng trong phong thủy.
>Năng lượng đến từ bản thân con người, cũng như môi trường xung quanh:
Nếu sự đố kỵ, nghi ngờ, buồn chán… tác động xấu đến chúng ta; thì ngược lại, niềm tin, sự vui vẻ, phấn chấn… lại mang đến cho chúng ta nguồn năng lượng mới, với sức sống mới. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương về những người tự tin, hoạt bát… đã biết vận dụng tâm thái tốt của mình, để chuyển hóa vào cuộc sống cũng như công việc, mang lại thành công cho bản thân và những người xung quanh.
Người khỏe mạnh, tích cực, lạc quan sẽ có một nguồn năng lượng dồi dào, nguồn năng lượng và sức sống này được tác động đến những người xung quanh, giúp cho mọi người cảm thấy thư thái, thoải mái. Môi trường sống cũng như vậy, năng lượng đầy đủ, làm cho con người tràn đầy sức sống; ngược lại, sẽ mang đến những yếu tố bất lợi, từ đó ảnh hưởng đến vận thế con người. Dưới đây là những yếu tố sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn năng lượng của môi trường sống, mà chúng ta cần tránh:
1.Nơi âm khí nặng: Xét theo khoa học, nơi có nhiều âm khí hay khí xấu, là những nơi đã xảy ra hỏa hoạn, bệnh dịch, hay những khu đất từng có mộ, lò giết mổ súc vật, phòng khám chữa bệnh… Bản chất những nơi này nhiều âm khí, khí xấu có thể ảnh hướng đến môi trường sống xung quanh, thậm chí gây ra những áp lực nặng nề, ảnh hưởng xấu đến vận thế của gia đình.
2.Thiếu ánh sáng: Có những kiến trúc tuy cao lớn, nhưng do bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh, hoặc do ảnh hưởng của cấu trúc, làm cho ánh sáng không thể chiếu tới, sống hay làm việc ở những nơi này sẽ không có đủ nguồn năng lượng cần thiết, dễ ảnh hưởng xấu đến tâm tư hay sức khỏe, ngồi lâu sẽ luôn cảm thấy u ám, lạnh lẽo. Vốn có thể là nơi nghỉ ngơi, thư giãn, hay hội họp tốt lại trở thành nơi dễ phát sinh những cảm giác tiêu cực, bức xúc. Xét theo phong thủy, đây là những nơi bế khí, cần thông khí theo nguyên lý phong thủy để đạt được tác dụng “thu sinh khí, trừ sát khí”.
3.Ẩm ướt, không thông thoáng: Những đường ngầm, hay căn phòng không có cửa sổ không thông thoáng, không khí sẽ ô nhiễm, và lâu ngày không có ánh nắng cũng sẽ ẩm thấp, có rêu mốc. Những nơi như thế không thể mang tới nguồn năng lượng tốt, ảnh hưởng xấu tới tâm lý những người phải làm việc, sinh sống, hay đi qua đây.
4.Quá thoáng gió: Phong thủy yêu cầu môi trường “tàng phong tụ khí”, với những kiến trúc cửa đối diện nhau, sẽ làm khí lưu động nhanh, không tụ lại, nên cũng không thể có nguồn năng lượng tốt.
5.Bố cục không hợp lý: Kiến trúc có kết cấu không hợp lý, cũng ảnh hưởng đến việc tụ khí, chẳng hạn như vệ sinh đặt ở giữa, sẽ tạo ra luồng khí xấu tỏa đều ra xung quanh, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
>Ngoài những yếu tố xấu đã kể trên, theo phong thủy cần những bố trí hợp lý tại gia đình từ đó tạo ra nguồn năng lượng tốt nhất để bạn có được tinh thần và nghị lực dồi dào sau một ngày làm việc vất vả.

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Đọc thêm các dòng năng lượng quanh ta (p1)

Trong môi trường sống của chúng ta, có rất nhiều dòng năng lượng khác nhau luân chuyển qua lại. Ví dụ, ở trong một căn nhà, sẽ có dòng năng lượng thoát ra từ nhà vệ sinh, nhà bếp, hoặc dòng năng lượng từ ngoài trời tràn vào nhà qua cửa chính và cửa sổ...Mỗi loại dòng năng lượng này đều khác nhau, tốt có, xấu có. Những dòng năng lượng toát ra từ khu vực tối tăm, ẩm thấp được cho là xấu, những dòng năng lượng từ môi trường trong sạch, quang đãng được cho là tốt. Những dòng năng lượng này là tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người theo hướng tích cực hay tiêu cực. Nếu môi trường sống tốt, nhiều sinh khí, cuộc sống con người sẽ trở nên vui vẻ, mạnh khỏe và hạnh phúc, qua đó gặp nhiều may mắn và thịnh vượng. Dòng năng lượng xấu làm con người buồn chán và mệt mỏi, qua đó cũng gặp những xui xẻo không mong muốn. Khoa học phong thủy sẽ đưa ra những giải pháp giúp chúng ta hóa giải và cân bằng những dòng năng lượng này, sao cho môi trường sống được tốt nhất, từ đó mà con người cảm thấy hạnh phúc và khỏe mạnh hơn, gặt hái nhiều thành công hơn .Ví dụ:
Có một số cửa hàng và nhà ở vì không có diện tích xây dựng nên đành để cây to xuyên qua nhà hay ở bên mái. Theo phong thủy đó làđiềm xấu. Nếu nhà bạn có cột vuông đối diện với cửa chính, thì những cạnh sắc bén của nó sẽ tạo ra những “mũi tên độc” tấn công vào vận may đang đến với bạn. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy dùng quả cầu treo kết hợp những chậu cây tươi tốt che phủ trên cột nhằm hoá giải năng lượng thù nghịch của các cạnh sắc bén đó.Cây xanh, hoa, cảnh quanh nhà không chỉ là khoảng không đối lưu đón nắng, gió mà còn góp phần làm duyên dáng thêm ngôi nhà. Ngoài ra, xét về phong thủy, chúng cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến tài vận của gia chủ.
Bạn có thể dùng bất cứ loại cây nào để phủ lên cột hoặc che chắn các góc bén nhọn tạo ra năng lượng thù nghịch chĩa về phía bạn. Tuy nhiên, những loại cây này phải xanh tươi. Nếu đứng từ cửa chính nhìn thấy bức tường ở phía sau của ngôi nhà, thì tại đó bạn có thể treo tấm hình ba người đẹp đang gảy đàn hoặc thổi sáo. Đây là cách tốt nhất để thu hút sinh khí (chủ về sự thành đạt). Trưng bày tranh, ảnh của các nhạc sĩ, ca sĩ cũng sẽ mang lại ý nghĩa tương tự. Người Châu Á có truyền thống chào đón vận may bằng Âm nhạc chính là bắt nguồn từ phong thuỷ.
>Phong thủy đang được xã hội lưu tâm hơn, khiến nhiều người hướng tới, nhưng bạn cần tỉnh táo có kiến thức chọn lọc trước khi bài trí đồ phong thủy nói chung, nên xem xét cẩn thận nhu cầu về loại đồ đó, đừng cho là đặt đá gì, linh vật gì, cây gì… trong nhà cũng có thể phát huy tác dụng và …v.v.. Một điều đã được khoa học khẳng định là môi trường sống tác động rất lớn tới đời sống. Phong thủy học là môn chuyên nghiên cứu địa thế, phương hướng, cải tạo thiên nhiên về mặt hình thái nhằm đem lại những lợi ích tối đa và hạn chế tối thiểu tai họa cho con người😉 

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Đọc thêm về hạn Tam tai.


>Hạn Tam Tai là gì?
Tam tai có nghĩa là mỗi tuổi sẽ bị vận hạn trong 3 năm liên tiếp. Trong một đời người, cứ 12 năm thì sẽ có 3 năm liên tiếp mỗi người sẽ gặp phải hạn Tam Tai. Đây là quy luật không thể tránh khỏi được.
Tam tai, trong đó từ “tam” có nghĩa là ba, “tai” có nghĩa là tai họa. Tam tai được hiểu là 3 tai họa, bao gồm: Hỏa tai, Thủy tai và Phong tai. Vào các năm hạn tam tai, người bị hạn sẽ vô cùng khốn đốn, gặp nhiều tai họa và luôn cảm thấy bế tắc, khó khăn.
Tam Tai
12 con Giáp được chia làm 4 tam hợp, được tính theo các hành
Tuổi Thân Tý Thìn hành Thủy
Tuổi Dần Ngọ Tuất hành Hỏa
Tuổi Tỵ Dậu Sửu hành Kim
Tuổi Hợi Mão Mùi hành Mộc
Khi vào vận tam tai thì hay khốn đốn, trắc trở, vất vả. Đặc biệt là khi cả vợ chồng cùng nằm trong tam hợp tuổi nói trên vì đôi bên đều phải mệt mỏi cùng lúc. Mức độ cộng hưởng sẽ làm ảnh hưởng nặng đến gia đình. Đó cũng là thiệt thòi của các tuổi hợp. Nếu vợ chồng không cùng tam hợp thì hạn rải rác sẽ đỡ áp lực hơn.
Các năm mà nhóm tam hợp gặp hạn tam tai:
- Các tuổi Thân, Tý, Thìn: Tam tai tại các năm : Dần, Mão, Thìn.
- Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Tam tai tại các năm : Thân, Dậu Tuất.
- Các tuổi Hợi, Mão, Mùi: Tam tai tại những năm : Tỵ, Ngọ, Mùi.
- Các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu : Tam tai tại những năm : Hợi, Tý, Sửu.
>Có 4 tuổi sẽ gặp hạn tam tai năm thứ 3 vào năm tuổi của mình: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Vào năm này, những ai gặp hạn sao La Hầu (nam) và Kế đô (nữ) sẽ có cùng lúc 3 hạn: năm tuổi, tam tai, sao hạn. 
Ngoài ra, sẽ có một nhóm người có Tam tai rơi vào giai đoạn sao hạn Thái bạch – Thủy Diệu – Kế đô (nữ giới). Sao Thái bạch và Kế đô là những sao xấu đối với nữ giới. Cũng có nhóm người sẽ có Tam tai bắt đầu vào tuổi 30 (tức 31 tuổi âm) như: Quý Hợi, Canh Thân.
Theo quy luật tương sinh – tương khắc trong ngũ hành, nếu được tương sinh ngũ hành tuổi người gặp hạn thì năm hạn Tam tai cũng nhẹ. Điều này đồng nghĩa nếu tương khắc (bị khắc chế), năm hạn có thể có nhiều tai ương, hoạ hại.
Tổng hợp các nhận định về hạn Tam tai:
Hạn tam tai là hạn của 3 năm liên tiếp đến với mỗi tuổi. Trong một đời người , cứ 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp hạn tam tai. Theo Ngũ hành, nếu được tương sinh thì năm tam tai Hạn cũng nhẹ. Thường thì hạn năm giữa là nặng nhất.
Năm đầu Tam tai: Không nên bắt đầu làm việc gì trọng đại cả
Năm giữa Tam tai: Không nên dừng việc lớn gì đó đang tiến hành, vì thường sau đó tiếp tục dễ gặp trở ngại, đổ bể
Năm cuối Tam tai: Không nên kết thúc việc gì quan trọng vào đúng năm này.
Giải thích "Tam tai":
Tam: Ba, số 3, thứ ba.
Tai: tai họa, họa hại.
Tam tai là ba tai họa, gồm: Hỏa tai, Thủy tai, Phong tai.
+ Hỏa tai là tai họa do lửa cháy, như cháy nhà, cháy rừng.
+ Thủy tai là tai họa do nước gây ra, như lũ lụt, sóng thần.
+ Phong tai là tai họa do gió gây ra, như bão, lốc.
Ngoài ra còn có Tiểu Tam tai là ba thứ tai họa nhỏ, gồm: Cơ cẩn chi tai (đói khát) Tật dịch tai, Đao binh tai.
+ Cơ cẩn chi tai là tai họa do mất mùa lúa và rau.
+ Tật dịch tai là tai họa do bịnh dịch truyền nhiễm.
+ Đao binh tai là tai họa do chiến tranh.
Quan điểm chung cho rằng: Không phải lúc nào tai họa cũng thường đến trong những năm Tam Tai hay gặp nhiều vất vả khó khăn xảy ra.Nhập hạn tam tai thường gặp nhiều chuyện chẳng may, mang tiếng, thị phi (qua lời ăn tiếng nói), bệnh tật, thất bại, tang sự, kiện thưa, trở ngại, rủi ro, hoặc khó khăn trong công việc. Do vậy, việc  tạo mới hay mua bán nhà đất, tu sửa, khởi sự kinh doang, hùn hạp trong những năm hạn này phải hết sức cẩn thận. Với việc kết hôn có quan điểm cho rằng ảnh hưởng, có quan điểm không.
Một số việc xấu thường xảy đến cho người bị Tam tai:
Công việc gặp nhiều trở ngại
Tính tình nóng nảy bất thường
Có tang trong thân tộc
Tai nạn tàu xe
Thương tích
Tranh chấp thưa kiện, dính đến pháp luật
Thất thoát tiền bạc, không giữ được, vào cửa trước ra cửa sau
Mang tai tiếng thị phi
Tránh cưới gả hùn vốn, mua nhà (nếu gặp sao Thái Bạch, đầu năm có thể mua nhà, vì tiền đã ra quá nhiều rồi, trong năm đó sẽ giảm phần thất thoát) kỵ tắm ở sông suối, đi sông biển
Tiếp tục làm những việc đã làm từ trước thì thường không bị ảnh hưởng nặng. Không nên khởi sự trong những năm bị Tam Tai
Khi xét hạn Tam Tai người ta hay xem kết hợp lá số của thân chủ. Nếu các yếu tố trong lá số tốt, có nhiều sao hay cách cục hóa giải thì cũng làm giảm bớt, nếu trong những năm bị Tam Tai hạn của lá số xấu thì sẻ bị xấu thêm, khó mà tránh được tai họa.
Những điều kiêng kỵ khi gặp hạn tam tai
Có nhiều quan niệm khác nhau về vận hạn tam tai mang lại. Có người cho rằng vào năm này, người bị hạn sẽ rất khổ sở, khốn đốn. Nhưng nếu vào các năm hạn tam tai này, người đó có mệnh tương sinh, có sao chiếu tốt thì vận hạn cũng đỡ, không còn xấu nữa.
Về căn bản, đúng năm hạn tam tai, người bị hạn nên kiêng kỵ các điều sau đây:
- Năm đầu Tam tai: không được bắt đầu tiến hành việc trọng đại.
- Năm giữa Tam tai: không nên dừng việc đang tiến hành. Vì nếu sau đó tiếp tục dễ gặp trắc trở, khó khăn.
- Năm cuối Tam tai: không nên kết thúc, hoàn thành việc quan trọng vào đúng năm này.
Khi gặp hạn tam tai, người bị hạn không nên thực hiện các công việc lớn, ảnh hưởng tới cả đời người như là xây nhà, sửa nhà, kinh doanh lớn, cưới hỏi,... Bởi nếu tiến hành vào các năm hạn tam tai, thường công việc diễn ra không được thuận lợi, hay gặp trắc trở, vất vả. Để lại hậu quả sau đó không mấy tốt đẹp. Vì thế, vào các năm tam tai, người hạn phải hết sức cẩn thận, kể cả việc đi lại, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Hóa giải tam tai như thế nào?
Nhiều người khi biết năm nay là năm hạn của mình thường tìm cách cúng bái, đi các chùa để cầu xin, nhưng kỳ thực đây chỉ là cách trấn an tư tưởng mà thôi. Thật ra cái gì cũng có quy luật của nó, trong đời phải chịu trải qua thử thách trước khi đến thành công, có trải qua kiếp nạn mới thành chính quả.
Mong giảm hạn tam tai, cách tốt nhất chính là tu tâm, làm nhiều việc thiện. Nên làm gì?
Trong 3 năm này để mọi việc được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, gia chủ nên:
Năm đầu: không nên bắt đầu làm việc trọng đại
Năm giữa: không nên dừng việc đang tiến hành (vì thường sau đó tiếp tục dễ gặp trở ngại)
Năm cuối: không nên kết thúc việc quan trọng vào đúng năm này.
Đeo vật phẩm phong thuỷ
>Năm 2019,2020 và 2021, ba tuổi Tị, Dậu, Sửu gặp hạn Tam tai nên ngoài làm việc thiện, ba tuổi Tị, Dậu, Sửu có thể đeo các vật phẩm phong thủy để được độ mạng, hóa giải hung khí từ hạn Tam tai:
– Người tuổi Tị nên đeo bản mệnh Phật đó là Phổ Hiền Bồ tát, vị thần tượng trưng cho lễ nghi, sự đức độ và tự nguyện.
– Người tuổi Sửu nên đeo Phật Hư Không Tạng Bồ tát còn gọi là Khố tàng Kim Cương, vị thần tượng trưng cho sự thành thực và giàu có.
– Người tuổi Dậu có thể đeo vật phẩm phong thủy có hình Phật A di đà. Vị Phật này tượng trưng của sáng suốt vô lượng, thọ mệnh vô lượng, trí tuệ thông thiên địa.
 >>Chẳng phải gặp năm Tam tai mà không làm gì được, biết mình biết người và cũng nên biết chút ít về vận mạng. Đức Khổng Tử có nói: “Người có chí khí quân tử, không làm việc cầu may”, tuy chưa biết chắc trăm trận trăm thắng, nhưng nắm được số phận cũng đỡ được đôi phần. 

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Đọc thêm về Tứ Hóa trong Tử Vi


Hóa diệu tổng cộng có bốn loại, đó là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Khóa Khoa, Hóa Kị, trong đó Lộc Quyền Khoa gọi là Tam cát hóa, ý nghĩa cơ bản của nó là làm cho tốt lên, còn ý nghĩa cơ bản của Hóa Kị là làm cho xấu đi.
> Ý nghĩa của Hóa Lộc trong Tứ Hóa
Hóa Lộc trong Tứ Hóa biểu tượng của mùa xuân, khởi đầu của chu trình biến hóa, khi vạn vật bắt đầu bước vào giai đoạn sinh sôi, tình yêu chớm nở. Hóa lộc được xem là khởi đầu của dục vọng, mơ ước, ý niệm, khao khát. Giống như một thanh niên bắt đầu có những mơ ước về tương lai sau này của mình. Khi ý niệm, ước muốn được nhen nhóm, thôi thúc thì nó tạo ra động lực để dẫn đến những hành động thực tiễn về sau. Khi bàn về Hóa lộc có hai ý kiến đánh giá về ngũ hành của hóa diệu này. Có người cho rằng nó biểu tượng của mùa xuân nên mang hành Mộc với tính chất lạc quan, hy vọng, vận động vươn lên tiến thủ không ngừng. Một số người, tiêu biểu là Vương Đình Chi sư phụ của Tứ hóa trong Tử vi thì cho rằng nó hành Kim với ý tượng tiền bạc của cải thuộc kim loại quý, thứ nữa, khi khởi niệm về công danh, tài lộc, ước muốn thì sự tập trung cao độ hướng về điều đó, sự tập trung, ngưng tụ hướng vào một điểm là thuộc tính của hành Kim. Nói chung, Hóa lộc là mục tiêu ban đầu, dẫn đến những chuỗi biến hóa trong thực tiễn về sau. Mỗi một thiên can sẽ có một trạng thái hóa diệu khác nhau
Khi một sao Hóa lộc trong Tứ Hóa sẽ tạo nên những hình thái muôn màu muôn vẻ khác nhau, chính điều này tạo nên tính chất bách nhân bách tính, hay đơn giản là mỗi người có một tư duy kiếm tiền, cũng như các hoạt động nghề nghiệp, cũng như con đường công danh tài lộc đa dạng, phong phú như một bức tranh muôn màu sắc trong cuộc sống nhân sinh
>Ý nghĩa của Hóa Quyền trong Tứ Hóa
 Hóa quyền thuộc hành Hỏa, tượng trưng của mùa hạ hay khi Mặt trời đứng bóng. Nếu như Hóa lộc khởi ý niệm, ao ước, khát vọng thì Hóa quyền là hành động thực tiễn mang tính chất quyết đoán mạnh mẽ. Tác phong, chính chất của nó có tính động mạnh, như động năng trong vật lý, sẵn sàng xung phong, dũng cảm tiến tới thực hiện những mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Chính vì đặc điểm này, nên ta nhận thấy tính cấp bách, phát triển nóng, vội vã, tác phong mau lẹ, khẩn trương, quyết đoán. Trong thực tế, những người có mệnh Hóa quyền thường là những người có tính cương quyết, tự tin, mau lẹ, cấp bách, nhiều khi ta cảm thấy họ ham làm việc, nóng tính, kiêu ngạo, lấy mình làm trung tâm, có xu thế thích lãnh đạo và lấn lướt người khác. Đổi lại, cách làm việc của họ thường có hiệu quả cao, mang tính thực tiễn lớn. Bởi vậy, nhiều người có năng lực lãnh đạo và biểu hiện rất tích cực trong sự nghiệp, nói được, thực hiện được, chiếm được cảm tình và niềm tin của nhiều người. Mỗi năm sinh sẽ có một sao hóa quyền theo thiên can năm sinh:"Mỗi một sao hóa quyền đều mang các sắc thái ý nghĩa khác nhau, vì thế cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, việc dự đoán Tử vi cũng cần sự tỉ mỉ, sâu sắc và tinh tế”.
>Ý nghĩa của Hóa Khoa trong Tứ Hóa
 Hóa khoa là động thái tu sửa, cân nhắc, trang trí, điểm tô, quân bình, sau khi sự vật đã được hình thành. Hành động mang tính chất tu sửa, quân bình, hoàn thiện này giúp cho sự vật, sự việc hoàn thiện với giá trị cao hơn. Giống như việc làm xong một con đường thì cần trồng cây cho đẹp, xây xong một căn nhà cần hoàn thiện, trang trí, sơn... để giá trị sử dụng cao hơn và đẹp đẽ hơn. Hóa khoa là biểu tượng của mùa thu, học thức, cứu giải, nâng đỡ, danh vọng...Sao này được tôn là đệ nhất giải thần, có tác dụng quân bình, chế hóa tai nạn, nâng thêm danh vọng và uy tín. Hóa khoa thuộc hành Mộc. Mỗi một thiên can sẽ có động thái hóa khoa khác nhau.
>Ý nghĩa của Hóa Kỵ trong Tứ Hóa
Người ta nói vật cùng tắc phản, cuộc vui nào cũng sẽ kết thúc. Khi quá trình biến hóa đã hoàn thiện sự vật, sự việc thì đương nhiên sản phẩm của quá trình biến hóa sẽ còn tồn dư lại. Nếu như nấu ăn hay làm đồ thủ công xong, ngoài sản phẩm tốt đẹp còn có rác. Với vai trò là chặng cuối cùng của quá trình biến hóa, Hóa kỵ là thành quả thu được sau quá trình đó, đương nhiên nó sẽ có giá trị tốt và mặt trái bất lợi. Sau khi quá trình biến hóa hoàn thiện, vạn vật trở về trạng thái quy tàng, thu nạp. Hóa kỵ thuộc hành Thủy, biểu tượng của mùa đông, khí trời lạnh lẽo, u ám, vạn vật chuyển hóa sang giai đoạn tiềm ẩn, chuẩn bị cho chu kỳ mới. Những người có mệnh Hóa kỵ ngoài những tính xấu như đa nghi, ghen ghét, đố kỵ còn dễ bị thị phi, hiểu lầm thì còn có những đặc điểm tốt như kín đáo, thận trọng, hiếu thảo, nhường nhịn, thích giành lấy khó khăn, chịu thiệt thòi âm thầm và mong người khác có phần tốt đẹp hơn...Mỗi một thiên can sẽ có phản ứng hóa diệu khác nhau
 >Hóa Lộc là tài tinh, nó thuộc về một loại tài nào ? Lúc tài vào sẽ có đặc điểm cụ thể gì ? Những điều này chính là phải xem Sao nào Hóa Lộc.
Hóa quyền là sao quyền lực, tăng thêm quyền bính, có ý nghĩa quản lý, hoặc không ổn định biến thành ổn định. Tuy là cát diệu, song vẫn phải chú ý trong đó có tính chất lạm quyền không ?
Hóa Khoa là văn tinh, chủ về khoa cử, học thuật, có lúc cũng chủ về danh tiếng. Là loại học thuật nào ? Danh tiếng thế nào ? Cần phải xem tinh diệu nào Hóa Khoa.
Hóa Kị là Trở ngại, vì sao nào hóa Kị thì tính chất gốc của sao đó sẽ có ứng nghiệm theo chiều hướng xấu đi. Tính chất cụ thể cần phải xem sao nào hóa Kị để định.
>>Như vậy, tứ hóa diệu mặc dù là bốn sao nhưng bản chất của nó là do quá trình tương tác biến hóa, vận hành, tương tác giữ các tinh diệu mà thành. Với bản chất biến hóa nên tính chất của nó sẽ biến đổi khá nhiều. Chẳng hạn như Thiên cơ hóa kỵ chủ về máy móc bị hư hỏng, xương cốt tay chân bị đau yếu, thường suy nghĩ không thông, lao đầu vào những vấn đề không giải quyết được thì Văn xương hóa kỵ chủ về sai sót về giấy tờ, nhầm lẫn, rắc rối về thủ tục pháp lý, bài bạc, đào hoa sinh ra khổ lụy...