TU TÂM TÍCH ĐỨC…!!!
- Người xưa nói Tích Đức, Tích Âm Đức. Từ nhỏ chúng ta vẫn thường nghe ông bà căn dặn: "Phải tích Âm Đức, không cho mình thì cũng là cho con cháu". Nhưng thế nào gọi là Âm Đức và Dương Đức?
>Làm việc tốt muốn người khác biết gọi là "Dương Đức". Dương Đức phúc báo nhanh, người ta sẽ ca ngợi bạn, tuyên dương bạn, báo đáp bạn bằng vật chất hoặc khen thưởng biểu dương. Dương Đức đã được báo đáp rồi thì sẽ hết.
>Làm việc tốt mà không cần người khác biết gọi là “Âm Đức”. Âm Đức dù không được ai biết đến, không được ai biểu dương, nhưng phúc báo lớn, tích được lâu dài. Đừng sợ làm việc tốt thì sẽ phải chịu thiệt. Hành thiện sẽ tích Phước, sống Lương Thiện sẽ tích Đức, Phước Đức ấy vĩnh viễn là của bạn, người khác không thể trộm được, không thể cướp được.
> Tự mình tu Phước Đức thì tự mình được Phúc Báo, vì Phước Đức là một loại năng lượng. Tuy Phước Đức nhìn không thấy, sờ không được, nhưng không lúc nào và không nơi nào là không tồn tại. "Dương Đức" không lâu dài, đa số là tùy theo việc làm tốt mà nhận được Phúc Báo ngay trong đời. 1 phần là do Tâm mong cầu được hồi đáp, 1 phần là do có mục đích mới Hành Thiện. Là vì Danh vì Lợi mới làm... Nên sự Hồi Đáp cũng có Giới Hạn. "Âm Đức" tích được lâu, hơn nữa càng tích càng lớn, càng tích càng dày, còn có thể để lại phúc trạch cho cháu con. Do đó làm việc Thiện thì nên xuất phát tự đáy lòng, là thật tâm thật lòng vì người khác, vì lòng thương yêu mà làm... Không nên truy cầu Danh Lợi hoặc vì Danh Tiếng... Người xưa rất coi trọng Âm Đức, cho rằng Âm Đức mới là trân quý, còn Dương Đức chỉ là một chút Hư Danh, không có giá trị thực tế đối với sinh mệnh. "Sống trong đời sống cần có một Tấm Lòng", và Tấm Lòng chỉ "để gió cuốn đi" ... Đó chính là Âm Đức☘
Việc tích âm
công là việc rất nhiều người nguyện ý làm. Hành thiện tích đức, lợi người lợi
mình, đó là việc tốt. Nhưng người hiện đại đã thoát ly khỏi tín ngưỡng truyền
thống đã quá lâu rồi, nên những tông chỉ của người xưa trở nên khó lý giải. Ví
dụ người xưa coi trọng thờ kính Tam Bảo ‘Phật Pháp tăng’, thì được phúc báo. Tại
sao Tăng lại được coi là một trong Tam Bảo? Bởi vì tăng nhân tu hành Phật Pháp
mới trở thành Bảo. Nhưng ngày nay, nhiều tăng nhân đâu còn tu hành Phật Pháp, họ
chỉ đọc ‘Kinh Phật’ rồi đi làm lễ ‘ma chay, giỗ chạp’ rồi ‘cầu an’, ‘tiêu tai
giải hạn’ cho các tín đồ để kiếm tiền. Những chuyện như quan hệ nam nữ bất
chính, thậm chí phạm tội lớn hơn như hút hít buôn bán ma túy còn có, những người
được gọi là tăng nhân, là hòa thượng, là sư này từ lâu đã không còn coi lời dạy
của Phật Thích Ca để lại trước khi Niết Bàn “Lấy giới luật làm Thầy” là gì nữa,
căn bản đã quên hết hoàn toàn.
Những hành
vi của họ trái ngược hoàn toàn với Bảo. Nếu cúng dường, hiến tặng tiền bạc tài
sản, thờ kính những người như thế này thì không những không đắc được âm công,
trái lại còn tạo nghiệp, mất phúc phận. Do tín ngưỡng méo mó, có người còn coi
đó là một nghề, còn tìm cách ‘chạy’ để làm sư chùa này, chùa kia, miệng niệm Phật
mà làm mê hoặc thế nhân, quả thực là lừa đảo kiếm tiền.
Còn có những
thanh niên mạnh khỏe không lo làm ăn, đóng giả làm người tàn tật, bò lết trên
đường phố để khơi dậy lòng thương xót của mọi người. Đã nhiều vụ phát hiện ra
những kẻ ăn xin chuyên nghiệp này xây nhà lớn ở quê, ăn xin cũng đã thành một
nghề chuyên nghiệp ‘phát tài’. Bố thí những kẻ như thế không những không tích
được âm đức mà còn tạo nghiệp.
Cũng nhiều
người có thiện tâm, họ tích âm công bằng biện pháp phóng sinh, mua rất nhiều động
vật như chim rùa, cá tôm rồi thả ra môi trường. Việc này có thể nuôi dưỡng thiện
tâm, nhưng quá ‘hữu cầu’ vào ‘phóng sinh’ thì lại gây tác dụng ngược. Do nhu cầu
phóng sinh quá lớn, nhất là dịp đầu năm, rằm tháng Bảy, số lượng người phóng
sinh quá lớn.
Có những
tăng nhân còn đứng ra tổ chức ‘lễ phóng sinh’. Các phật tử, tín đồ quyên tiền để
họ ‘mua giúp đồ phóng sinh’, nhiều chim thú, có khi lên đến hàng chục tấn cá thả
ra môi trường. Việc này đã khiến nguồn cung thiếu, nên nhiều người đua nhau đi
bắt chim thú, hoặc nuôi giống chim thú cá tôm để bán cho người phóng sinh. Vô
hình trung đã kích thích người ta lạm sát bắt chim thú hoang. Còn cá tôm sống
trong các môi trường khác nhau, mua về thả mà không rõ môi trường sống có thích
hợp không, có thể sẽ chết do không hợp môi trường, hoặc bị vật khác hoặc người
ta bắt ngay sau khi phóng sinh. Như thế chẳng những không phóng sinh được mà lại
đem nghiệp sát sinh. Chưa tính số tiền quyên góp cho việc này chi tiêu thế nào,
người đứng ra tổ chức có khai khống không, thì đó cũng là việc tạo nghiệp cho
người phóng sinh.
Trong xã hội
mà nhiều giá trị tín ngưỡng bị sai lệch, nhân sinh quan méo mó như hiện nay thì
tích âm đức quả là việc không hề dễ dàng.
>>> Để khôi phục
các con đường thay đổi vận mệnh thì việc đầu tiên là khiến cho đạo đức thăng
hoa trở lại, quay lại các giá trị truyền thống xưa.
Khổng Tử
nói: “Quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh Trời, sợ đại nhân, sợ lời của Thánh nhân”.
Ý nghĩa là, con người phải biết kính sợ Thượng Thiên, thuận theo Thiên mệnh, biết
kính sợ người có phẩm hạnh cao, địa vị cao, biết kính sợ lời dạy của Thánh
nhân.
Khi con người trong tâm có lòng kính sợ thì mới ước chế hành vi của mình, mới kiềm chế ham muốn, tham dục của mình, thì mới có đời sống đạo đức tốt đẹp và duy trì mối quan hệ hài hòa với mọi người, với thiên nhiên. Chỉ có như vậy thì đạo đức xã hội mới nâng cao trở lại, các cơ chế quyền lực, quản lý xã hội mới vận hành lành mạnh, thiên nhiên mới được khôi phục trở lại, con người mới có cuộc sống yên ổn, hạnh phúc đúng nghĩa ‘Thiên thời, địa lợi và nhân hòa’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét