Thành môn là cửa ngõ vào khu đất hay khu nhà. Nhà tuy
hướng xấu nhưng nếu thành môn có vượng khí thì vẫn tốt đẹp một
thời. Nó chủ yếu thông qua Thành môn vượng khí để được mục đích vượng định vượng tài, hưng vượng phát đạt đó là: Khi hai bên của đầu hướng có thuỷ (ao, hồ…hoặc hướng ra ngã ba, ngã tư...) đường vào
thì gọi là nhà có thành môn. Thành môn có ba dạng, thành môn chính, thành
môn phụ và thành môn ngầm.
ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG THÀNH MÔN QUYẾT
1. Phải có Minh đường thủy, nước giao nhau, khúc lượn của
dòng sông, chỗ thoát nước.
2. Đồng nguyên long giữa 2 quả trái phải hướng thủ là
Thành môn của hướng thủ đó. Nếu không đồng nguyên, tức ngược thành kiếp tài hoặc
sát khí, chủ về trong nhà nữ giới gặp nạn, nam suy bại.
3. Biết Thành môn trong lý luận còn cần nghiệm chung
Thành môn có thể dùng hay không, nếu xếp Huyền không Ngũ hành đến đương lệnh vượng
tinh, đến Thành môn thì Thành môn này có thể sử dụng.
4. Lực của Thành môn mạnh hơn vượng sơn vượng hướng.
Trên thực tế khi xây nhà, cất mộ, nếu sơn hướng bất lợi nhưng phù hợp : điều kiện
Thành môn cũng có thể dùng. Nhưng vẫn tinh Thành môn một khi lùi lập tức gặp
suy bại, lúc này cần tu sửa hoặc di dời. Nếu khi xuất vận vừa đúng gặp vượng
Sơn vượng hướng, nhân cơ hội này xây mới bia mộ vẫn có thể thay thế.
5. Lực của Thành môn chính mạnh hơn Thành môn phụ.
6. Ở nơi có 4 Sơn bao quanh, môi trường hoàn mỹ, nếu chỉ một chỗ khuyết thì là chỗ thoát nước, chỗ này có thể dùng Thành môn quyết đoán
định cát hung. Chỗ có nhiều cửa khuyết không thể : dùng Thành môn quyết.
CHIẾU THẦN
Chiếu thần thực chất là Thành môn, nó tương ứng với Chính thần,
Linh thần. Như Nhất vận dụng Nhất bạch làm Chính thần, Cửu tử là Linh thần. Nhị
vận lấy Nhị hắc là Chính thần, Bát bạch là Linh thần. Tam vận lấy Tam bích làm
Chính thần, Thất xích là
Linh thần, còn lại tương tự. Trong Thành môn quyết, dùng Sơn
đương vượng làm Chính thần, hướng đương suy làm Linh thần, do đó dùng thủy
tương phụ làm Chiếu thần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét