Mọi sinh vật sống trong vũ trụ đã được nhận định theo luật âm dương. Cây cỏ cũng có hoa đực hoa cái, côn trùng con kiến cũng có con cái con đực, cho đến vật dụng hàng ngày hầu như cũng dị biệt giữa đực và cái . Luật âm dương chi phối vũ trụ mọi sự sinh hoạt . Không gian đã có thiên là phải có địa. Thời gian càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
Đã có mùa đông giá lạnh, phải có mùa hạ nóng hầm, mùa xuân ấm
tươi, phải có mùa thu dịu tàn.
Âm dương là tinh thần, phần vật chất là ngũ hành, Thiên can
là dương, Địa chi là âm. Thiên can có ngũ hành của Can, Địa chi có ngũ hành của
Chi. Ngũ hành của Can có cái dương và cái âm. Địa chi cũng vậy . Âm dương ngũ
hành của Can có 10 chữ rất rành mạch. Nhưng địa chi sao lại 12, thấy trội dư 2
cái Thổ (1 dương và 1 âm) .
Thấy rằng thời gian của 4 thời tiết từ cái xanh tươi (xuân)
đến nắng gắt (hạ) lần theo mát dịu (thu) kế tiếp lạnh lẽo (đông) rồi lại nối đến
xanh tươi (xuân)... thời gian cứ quanh quẩn như thế phải mất trên 365 khoảng mặt
trời đồng thời gian đêm tối.
Căn cứ theo đó đăt tên là 1 năm có 365 ngày trung bình. Khoảng
thời gian này cứ cách 2 lần lại phải điều chỉnh thêm chút ít cho đúng như thời
tiết luân lưu . Đó là năm nhuận dầu rằng âm lịch hay dương lịch cũng vậy (1). Một
đằng tính 29 hay 30 ngày làm một tháng (âm lịch) một đằng lấy 30 hay 31 ngày là
một tháng (trừ tháng 2 có 28 ngày) thì đến năm nhuận , một đằng lấy thêm
một tháng , một đằng lấy thêm một ngày cho vào tháng 2 là 29 ngày.
Khoảng 365 ngày căn cứ theo 4 mùa, nếu cũng lấy 10 địa chi
như bên can thì chia nó lệch lạc, phải lấy thêm 2 cái thổ để ấn định thêm
2 tháng, mỗi tháng khoảng chừng 30 ngày , tức mỗi mùa 3 tháng tròn , cứ như thế
luân lưu lấy 4 mùa làm một khoảng thời gian chủ đích làm 1 năm.
Đáng lý 10 hoa giáp vào với 12 chi sẽ thành 120, nhưng
xếp dương vào với dương, âm đứng với âm (can và chi) nên chỉ còn con số 60 gọi
là 60 hoa giáp.
Lục thập hoa giáp chính là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với
5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60. Vậy lục thập hoa giáp là gì?
Cách sắp xếp của bảng lục hoa giáp
Cách xắp xếp của bảng lục thập hóa giáp rất rộ ràng, từ Tý
khởi đầu cho đến Lục âm Hợi của 12 địa chi.
– Hai vị Tý và Sửu là sự kết hợp âm dương vừa mới thụ thai,
với con người thì coi như giai đoạn phát triển đầu tiên còn ở trong bào thai mẹ.
Với vạn vật nói chung là giai đoạn tàng ẩn trong hạt, quả, gốc rễ mà mắt thường
khó nhận ra được.
– Hai vị Dần và Mão là âm dương bắt đầu xuất hiện có thể
nhìn thấy được, với con người là lúc vừa lọt lòng mẹ. Với vạn vật là giai đoạn
nảy mầm, hình thành cây trái.
– Hai vị Thìn và Tỵ là giai đoạn âm dương bắt đầu thịnh vượng,
vạn vật ở vào giai đoạn phát triển, con người ở vào giai đoạn thành tựu, chín
chắn.
– Hai vị Ngọ và Mùi Ịà âm dương đã hiển lộ rõ rang, vạn vật
phát triển đến giai đoạn cực thịnh. Với con người đã đến 50, 60 tuổi. Đời người
vượng suy, giàu nghèo sang hèn cũng đã có thể biết được.
– Hai vị Thân và Dậu là âm dương đã bắt đầu thu lại, vạn vật
rồi cũng đi đến tận cùng trở về trạng thái tĩnh lặng.
– Hai vị Tuất và Hợi, âm dương đã được khống chế, sức sống của
vạn vật đã hoàn nguyên, lá rụng về cội, con người đã được nghỉ ngơi trở về cội
nguồn.
Bảng nạp âm lục thập hoa giáp theo tuổi
Trong bảng nạp âm lục thập hoa giáp, chia làm 30 biểu tượng
về ngũ hành nạp âm sau đây:
(1) Giáp Tý, Ất Sửu: Hải trung kim
Ngũ hành của địa chi Tý là thủy, thủy được coi là hồ, sông,
biển lơn, nơi đó thủy thịnh vượng.
Theo vòng trường sinh kim cục, Tử ở Tý và Mộ ở Sửu, thủy ở
thế vượng mà kim lại tử ở đó nên người ta gọi là Hải trung kim.
(2) Bính Dần, Đinh Mão: Lô trung hỏa.
Dần Mão ở địa chi là ngôi thứ 3 và thứ 4, ngũ hành là mộc,
thiên can Bính, Đinh trong ngũ hành thuộc hỏa. Hỏa đã ở chính ngôi lại được Dần
Mão thuộc Mộc trợ giúp, giai đoạn này trời đất ấm nóng lên như lửa trong lò mới
bắt đầu, vạn vật mới bắt đầu sinh trưởng nên gọi là Lô trung hỏa.
(3) Mậu Thìn, Kỷ Tỵ: Đại lâm mộc.
Thìn Tỵ là 2 địa chi thuộc ngôi thứ 5 và 6, Thìn thổ đại diện
cho đất đai ẩm ướt và hoang dã. Mộc ờ đất này phát triển tốt cây lá xum xuê,
cây to lớn mọc thành rừng nơi đất hoang dã nên gọi là Đại lâm mộc.
(4) Canh Ngọ, Tân Mùi: Lộ bàng thổ
Mùi là địa chi ngôi thứ 8, Mùi thổ, nơi dưỡng mộc, mộc sinh
hỏa làm cho Ngọ hỏa càng vượng. Ngọ hỏa vượng lại đốt thổ làm cho thố bị khô hạn
cho nên thổ bị hại coi mình như bụi ven đường nên gọi là Lộ bàng thổ.
Lộ bàng thổ nếu được thủy tưới, có thể quay về với thổ mà
sinh ra vạn vật, nếu được kim giúp thì có thể xây được cung điện phú quý.
(5) Nhâm Thân, Quý Dậu: Kiếm phong kim.
Thân Dậu thuộc ngôi thử 9,10 của địa chi, ngũ hành là kim và
nằm trong giai đoạn phát triển của vạn vật. Theo vòng trường sinh kim cục thì
Thân tọa ở “Lầm quan” Dậu tọa ở “Đế vượng”. Vậy Thân Dậu là nơi cực vượng của
kim cục. Do đó kim ở đây rất cương cứng. Sự vật cương cứng thì không thể vượt
qua được mũi kiếm, kim cứng được coi như mũi kiếm, nên gọi là Kiếm phong kim.
(6) Giáp Tuất, Ất Hợi: Sơn đầu hỏa
Tuất, Hợi trong địa bàn thuộc phương Tây Bắc, thuộc quái càn
– càn biểu tượng của trời Tuất, Hợi là nơi cửa trời. Thiên can Giáp, Ất phương
Đông thuộc ngũ hành mộc, mộc ở nơi cửa trời như gỗ cháy soi sáng cửa trời, ánh
lửa chiếu sáng trên cao, cho nên gọi là lửa trên núi. Hoàng hôn, mặt trời xuống
ngang núi, chiếu sáng lung linh cho nên lửa trên núi phản ánh được ráng trời.
Sơn đầu hỏa có thể thông với trời, người mệnh này hiển vinh
và quý phái. Tuy nhiên núi phải có cây, lửa ở cửa trời kỵ gặp thủy, nếu gặp Đại
hải thủy (Nhâm Tuất, Quý Hợi) thì nguy khốn.
(7) Bính Tý, Đinh Sửu: Giản hạ thủy
Vòng trường sinh thủy cục, Đế vượng ở Tý và Suy ở Sửu. Thủy
vượng ở Bính Tý, lại suy ở Đinh Sửu, nên không thể là nước sông to mà chỉ là nước
ở khe suối. Sau cơn mưa, nước từ sườn núi đổ xuống khe, khe hợp lại thành suối,
nước theo dòng chảy xiết va vào đá mà bắn tung tóe, suối hợp lại thành dòng lớn,
thành sông chảy về biển.
Nước khe núi là nước đầu nguồn, thủy gặp được kim phù hợp là
kim trong cát và kim mũi kiếm (kim trong cát là: Giáp Ngọ, Ất Mùi, còn Kim mũi
kiếm là Nhâm Thân, Quý Dậu.)
Thủy không gặp được mệnh của thổ và hỏa, thủy hỏa chẳng dung
nạp nhau, thổ chỉ làm bẩn nước, tốt nhất là gặp Đại khê thủy (Giáp Dần, Ất
Mão), tức nước suối nho nhỏ hợp thành sông là hợp với đạo trời.
(8) Mậu Dần, Kỷ Mão: Thành đầu thổ
Địa chi Dần Mão, ngũ hành mộc, thiên can Mậu Kỷ ngũ hành thổ,
thổ trung ương. Hình tượng cây cối mọc xung quanh thành liên tưởng đến khái niệm
tích thổ thành núi, đắp đất thành tường nên gọi là đất trên thành.
Kinh đô nơi Hoàng đế cư ngụ gọi là thành, thành xưa kia đắp
bằng đất, xây bằng gạch, uy thế bốn phương.
Mệnh này gặp nước, gặp núi là hiển vinh, trong thành gặp núi
giả, nước tù thì không tốt. Kỵ gặp Đại hải thủy (Nhâm Tuất, Quý Hợi) Tích lịch
hỏa (Mậu Tý, Kỷ Sửu).
(9) Canh Thìn, Tân Tỵ: Bạch lạp kim.
Kim vốn sinh ra từ trong lòng đất, nhưng lại nhờ có hỏa mà
hình thành vật dụng hữu ích. Ở đây hình thái của kim đã bắt đầu hình thành
nhưng độ cứng rắn chưa có, nên gọi là kim giá đèn (Bạch lạp kim) Kim mới bắt đầu
phát triển, giao hòa với trái đất mà kết khí âm dương.
Vì tính chất như vậy nên kim giá đèn thích hỏa như Ất Tỵ, gọi
là “Phong mãnh hổ cách” Thi cử học tập thuận lợi và thích thủy như Ất Dậu, Quý
Tỵ cũng được coi như mệnh quý, Bạch lạp kim đó cứng rắn còn yếu nên sợ gặp mộc.
(10) Nhâm Ngọ, Quý Mùi: Dương liễu mộc
Mộc cục, vòng trường sinh Tử ở Ngọ và Mộ ở Mùi. Vì vậy mộc
chỉ có thể mượn thiên can Nhâm, Quý ngũ hành thủy để cứu sống. Tuy vậy sức sống
của mộc vẫn yếu ót nên gọi là gỗ cây liễu.
Cây dương liễu chỉ thích hợp với thổ là Bính Tuất và Đinh Hợi,
và thích hợp với tất cả các mệnh thủy trừ Đại hải thủy.
Bản tính Dương liễu mộc là yếu đuối nên kỵ gặp hỏa, kỵ gặp
thạch lựu mộc (canh Thân, Tân Dậu) sẽ bị áp chế, một đời bần hàn vất vả.
(11) Giáp Thân, Ất Dậu: Tuyền trung thủy
Kim cục, vòng trường sinh kiến lộc (Lâm quan) ở Thân, đế vượng
ở Dậu. Vậy kim ở đây là cực vượng, kim dựa vào hỏa để sinh thủy, tuy vậy thủy mới
được sinh thì còn yếu ớt, lại không vượng nên gọi là nước trong suối. Thủy sẽ
không bao giờ ngừng khi có kim.
Vì vậy thủy ưa thích gặp Sa trung kim (Giáp Ngọ, Ất Mùi) và
Thoa xuyến kim (Canh Tuất, Tân Hợi), thủy gặp mộc cũng tốt.
Nếu trong tứ trụ, trụ năm và giờ đều có thủy, trụ ngày và
tháng đều có mộc thì đây là mệnh đại phú quý.
(12) Mậu Tý, Kỷ Sửu: Tích lịch hỏa
Địa chi Tý thuộc ngũ hành thủy, Sửu thuộc ngũ hành thổ, Tý
thủy ở cho nên nạp âm là hỏa, tức hỏa trong thủy. Như vậy chỉ có thể là lửa sấm
sét, sấm sét liền với tỉa chớp biến không cùng. Về bản chất thủy hỏa vốn chẳng
bao giờ hòa hợp mà nay thủy hỏa hợp nhất, ngày xưa cho là một loài rồng thần.
Tích lịch hỏa với thổ, thủy, mộc gặp nhau, hoặc tốt hoặc là
vô hại, kỵ gặp hỏa, hai hỏa gặp nhau là xấu.
(13) Bính Tuất, Đinh Hợi: ốc thượng thổ
Tuất Hợi như cánh cửa trời, Bính Đinh ngũ hành hỏa, Tuất Hợi một thổ, một thủy
hòa lại thành đất dẻo, được hỏa nung lên mới thành gạch ngói làm mái nhà. Đất
trên mái nhà, đương nhiên chỉ là gạch ngói, muốn lợp nhà thì cần phải có gỗ (mộc)
làm xà đỡ và cần kim để trang trí. Vì vậy gặp kim mũi kiếm, kim trang sức đều
là mệnh phú quý.
Nhà cửa tất sợ lửa cháy cho nên ốc thượng thổ sợ gặp hỏa, nhưng nếu gặp Thiên
thượng hỏa là ánh nắng mặt trời thì lại rất tốt.
(14) Canh Dần, Tân Mão: Tùng bách mộc
Mộc cục, theo vòng trường sinh Lâm quan ở Dàn và Đế vượng ở Mão, mộc ở Dần Mão
là thế thịnh vượng không phải là loại yếu đuối cho nên người xưa gọi là gỗ cây
thông, cây tùng.
Cây tùng, cây thông là loại cây có sức sống và chịu đựng mãnh liệt, có thể hứng
tuyết mùa đông, có thể hứng sương, che nắng mặt trời.
Trong hỏa chỉ có lửa trong lò (Bính Dần, Đinh Mão) và trong thủy chỉ có Đại hải
thủy (Nhâm Tuất, Quý Hợi) mới có thể hại được tùng bách mộc. Tuy là cùng hành mộc
như Đại lâm mộc, Dương liễu mộc nhưng chất không giống nhau dễ sinh lòng hiềm
khích đố kỵ.
Tùng bách mộc thích gặp kim, có kim gỗ mới trở thành vật dụng hữu ích được.
(15) Nhâm Thìn, Quý Tỵ: Trường lưu thủy
Trong thủy cục, Thìn là mộ kho (Thân Tý Thìn) là nơi tích trữ nước, Tỵ ngũ hành
hỏa là Trường sinh của kim cục, trong ngũ hành kim vốn sợ thủy, nhưng kim trong
Tỵ có hàm chất thủy. Bởi vì nơi tích trữ thủy lại gặp kim sinh thủy nên
nguồn thủy dồi dào và liên tục nên gọi là nước sông dài (Trường lưu thủy). Trường
lưu thủy ở quái tốn, Đông Nam lấy yên tĩnh làm quý.
Nước sông dài gặp kim sinh thủy là tốt, kỵ gặp thủy vì thủy nhiều dễ gây lụt lội
cũng kỵ gặp thổ tương khắc như ốc thượng thổ (Bính Tuất, Tân Hợi) và Bích thượng
thổ (Canh Tý, Tân Sửu) thì khó tránh được tai ách.
Thủy hỏa tuy là tương khắc, nhưng cũng có trường hợp dung nạp lẫn nhau, như nước
sông dài gặp lửa ngọn đèn (Giáp Thìn), lửa trên núi (Ất Hợi). Nhưng Thìn là rồng,
rồng gặp thủy, có ý như là rồng về với biển, cách này lại là rất tốt.
(16) Giáp Ngọ, Ất Mùi: Sa trung kim
Vòng trường sinh của hỏa cục: Ngọ là Đế vượng, Mùi là Suy, hỏa
vượng thì kim suy, hỏa yếu kim mới có thể trưởng thành. Còn hỏa bắt đầu suy,
kim mới hiện hình chưa có lực, chưa kịp lớn mạnh nên gọi là kim trong cát (Sa
trùng kim)
Kim cần phải có hỏa để luyện, nếu hỏa quá vượng kim sẽ bại,
cần có mộc để điều phối kim, đồng thời nếu lấy lửa trên núi, lửa dưới núi, lửa
ngọn đèn có tính ôn hòa để luyện lại kim. Mệnh như vậy người xưa cho rằng đó là
mệnh cục của thiếu niên vương giả.
Sa trung kim cần thủy tĩnh, kỵ nước biển lớn và nước sông
dài vùi mất kim, cần phối hợp với nước khe suối, nước trong suối và nước trên
trời. Đồng thời kỵ gặp đất bên đường, đất trong cát dễ bị chôn vùi.
(17) Bính Thân, Đinh Dậu: Sơn hạ hỏa
Thân ở Tây Nam, thuộc quái Khôn (Mùi Khôn Thân) có thể gọi
là cửa mở xuống đất. Bính Đỉnh là hỏa là mặt trời, giờ Dậu là lúc hoàng hôn, mặt
trời lặn. Hàng ngày đến giờ Dậu giống như mặt trời đi xuống núi nên gọi là lửa
dưới núi (Sơn hạ hỏa) giờ Dậu, lửa dưới núi gặp thổ là tốt. Là ánh sáng mặt trời
vào đêm nên không thích gặp lửa sấm sét, lửa mặt trời cũng như lửa đèn.
(18) Mậu Tuất, Kỷ Hợi: Bình địa mộc
Mậu thổ được coi như đồng bằng, Hợi là Trường sinh của mộc cục,
cây sinh ở đồng bằng không thể là rừng, chỉ là ruộng vườn với các giống cây nhỏ
mặc dù diện tích trồng rộng lớn. Nên gọi là cây đồng bằng (Bình địa mộc)
Cây đồng bằng thích mưa không thích sương giá băng tuyết, sợ chặt phá nên kỵ gặp
kim, gặp kim là bất lợi, ưa thủy, thổ và mộc.
(19) Canh Tý, Tân Sửu: Bích thượng thổ
Sửu, chính ngũ hành thổ, Tý là Đế vượng của vòng trường sinh
thủy cục, thổ gặp phải thủy vượng mà biến thành bùn. Đất bùn chỉ có thể đắp tường,
đắp đê, đắp đập, nên gọi là đất trên tường (Bích thượng thổ)
Đất trên tường dùng để làm nhà, phải có cột xà bằng gỗ nếu gặp
mộc là tốt, kỵ gặp hỏa dễ hỏa hoạn, gặp thủy cũng tốt trừ nước biển lớn (Đại hải
thủy) với kim chỉ ưa kim bạc kim.
(20) Giáp Thìn, Ất Tỵ: Phúc đăng hỏa
Thìn về thời gian là lúc mà trời đã sáng, Tỵ là giờ buổi
trưa, vào giờ Thìn, Tỵ mặt trời sáng rực rỡ, không cần phải dùng đèn chiếu sáng
nữa. Cho nên hỏa ở đây rất bé nhỏ, chỉ được xem như lửa ngọn đèn. Ánh sáng của
đèn chỉ dùng những chỗ mà mặt trời, mặt trăng không thể chiếu sáng tói được.
Nói cách khác, lửa ngọn đèn chính là lửa chiếu sáng dùng cho
ban đêm, ngày xưa ngọn đèn đi liền với gỗ và dầu. Dầu ngũ hành thủy, vậy lửa ngọn
đèn gặp mộc và thủy là tốt, ban đêm chủ về âm tính nên lửa ngọn đèn kỵ mặt trời
(dương).
Lửa ngọn đèn có hai loại mệnh quý: một là “che đèn thêm
đâu”, chỉ lửa ngọn đèn gặp nước dưới giếng, nước dưới khe, nước sông dài. Và một
nữa là “dưới đèn múa kiếm”, chỉ ngọn lửa đèn gặp kiếm phong kim.
Lửa ngọn đèn còn sợ gặp thổ là đất mái nhà (Bính Tuất, Đinh Hợi)
Lửa ngọn đèn thích hỏa nhưng trừ lửa sấm sét dễ làm tắt đèn.
(21) Nhâm Dần, Quý Mão: Kim bạc kim
Mộc cục, vòng trường sinh Lâm quan ở Dần, Đế vượng ở Mão, Dần
Mão là nơi mộc vượng. Nơi mộc vượng cũng là nơi kim bị gầy yếu, nhược. Kim Tuyệt
ở Dần, Thai ở mão, kim mềm yếu, không có lực tại Dần Mão nên gọi là kim loại
trang sức (Kim bạc kim).
Kim bạc kim làm đồ trang sức, ngày xưa dùng nhiều trong
trang trí kiến trúc đền chùa hay cung điện của Hoàng đế. Chất liệu kim và ánh
sáng của nó đẹp đẽ tôn quý, nguồn gốc do kim được chế tác mà thành.
Sách xưa nói rằng, mệnh Kim bạc kim gặp đất trên thành (Mậu
Dần, Kỷ Mão) gọi là “viên ngọc núi côn sơn”.
Quý Mão của Kim bạc kim gặp Kỷ Mão của đất trên thành gọi là: “Thỏ ngọc đông
thăng” là mệnh quý. Ý nói Kim bạc kim là phải được sử dụng ở đền chùa, lâu đài
cung điện mới là quý.
(22) Bính Ngọ, Đinh Mùi: Thiến hà thủy.
Bính Đinh, ngũ hành thuộc hỏa. Vòng trường sinh hỏa cục, Ngọ
là đế vượng, thủy sinh ra từ hỏa nên có thể xem như nước ở trên trời, nước ở
trên trời rơi xuống thành mưa, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vạn vật.
Nước ở trên trời cao, cho nên kim, mộc, thủy, hỏa, thố ở dưới
đất không thể khắc chế được, trừ trường hợp đất trên tường (Canh Tý, Tân Mùi)
là tương xung nên kỵ gặp.
(23) Mậu Thân, Kỷ Dâu: Đai trach thổ
Thân ở hướng Tây Nam, thuộc quái Khôn đại biểu là đất. Dậu ở
hướng Tây thuộc quái Đoài, đại biểu cho ao đầm, Mậu Kỷ thuộc ngũ hành thổ.
Chính là đất ở trên mặt đất hay ao hồ giống như bụi bay trong không khí. Cho
nên gọi nó là đất dịch chuyển, có sách cho là đất vườn lớn.
Tại Thân Dậu, âm dương bắt đầu thu lại, nguyên khí dần hồi
phục giống như đất dịch chuyển quay về mặt đất. Như con người hay vạn vật trở về
với bản tính tự nhiên trường tồn) trong vũ trụ.
Đại trạch thổ thích nước yên tĩnh như nước giếng, nước dưới
khe, nước sông dài. Nó cũng thích kim thanh tú như kim bạc kim, thoa xuyến kim.
Đại trạch thổ kỵ gặp nước biển lớn, lửa trên núi, lửa ngọn
đèn.
(24) Canh Tuất, Tân Hợi: Thoa xuyến kim
Kim cục, vòng trường sinh Suy tại Tuất, Bệnh tại Hợi, kim tại
nơi vừa suy vừa bệnh nên rất yếu ớt mà gọi là kim trang sức (Thoa xuyến kim). Vậy
nên kim trang sức sợ gặp hỏa, thích gặp nước giếng, nước khe, nước trong suối,
nước sông dài, kỵ gặp nước biển lớn như cát nơi đáy biển. Ngoài ra còn ý thích
đất trong cát vì thổ là nơi dưỡng kim.
(25) Nhâm Tý, Quý Sửu: Tang đố mộc
Ngũ hành của Tý là thủy, của Sửu là thổ, thổ sinh kim, thủy
sinh mộc, làm cho mộc phát triển xanh tươi, nhưng kim khắc, ý mộc lại có thể chặt
nó. Người ta ví mộc mới sinh trưởng như giống cây dây dễ bị chặt nên gọi là gốc
cây dâu (Tang đố mộc).
Trong quá trình sinh trưởng, nếu gỗ cây dâu gặp đất trong
cát, đất ven đường, đất dịch chuyển thì rất tốt. Nếu gặp nước sông dài, nước dưới
khe, nước trong suối sẽ được tưới tắm xanh tốt. Nếu gặp Canh Dần, Tân Mão, gỗ
cây tùng thì càng tốt. Vì thân cây yếu dựa vào cây khỏe mà giúp nhau tồn tại. Nếu
không gặp gỗ cây liễu thì “dâu liễu thành rừng” cùng loại thân yểu. Kết lại với
nhau mà an cư lập nghiệp, chỉ kỵ gặp gỗ đồng bằng sẽ bị chèn ép tàn phá.
(26) Giáp Dần, Ất Mão: Đại khê thủy
Dần Mão thuộc phương Đông, là nơi gió đông thịnh vượng. Nếu
dòng chảy chính Đông với các nước Á Đông – hướng Đông. Vậy nên gọi là nước suối
lớn.
Nước suối lớn đổ về sông, sông chảy ra biển nên dòng chảy là
liên tục, không dứt, vì thế nước suối lớn nên gặp kim sinh thủy giúp sức. Nếu gặp
thổ khắc hoặc phải tiết khí cho mộc đều không hay. Chỉ có‘thể gặp Tang đố mộc
là được, người ta luận rằng Nhâm Tý là Thủy, Quý Sửu là núi, lại gặp nước, sách
gọi là “nước chảy quanh núi” là mệnh quý.
(27) Bính Thìn, Đinh Tỵ: Sa trung thổ
Thổ cục, vòng trường sinh Mộ ở Thìn, Tuyệt ở Tỵ (thủy thổ đồng
cục) Bính Đinh ngũ hành hỏa. Hỏa cục, Quan đới ở Thìn, Lâm quan ở Tỵ. Ở Thìn, Tỵ,
thổ bị Mộ Tuyệt, hỏa thì thịnh vượng khiến cho nó có thể làm lại mới tất cả.
Người ta ví như những đốm tro khi đốt bay lên trời rồi rơi
xuống thành thổ. Nên gọi là đất trong cát (sa trung thổ).
Đất trong cát gặp kim là quý, thích gặp lửa trên trời, có ánh nắng mặt trời,
bãi cát dài trên sông trên biển mới đẹp rạng ngời. Thích gỗ cây dâu và cây
dương liễu, vì hai loại gỗ này cần đất của nó, kỵ gặp các loại mộc, hỏa khác.
(28) Mậu Ngọ, Kỷ Mùi: Thiên thượng hỏa
Hỏa cục, Ngọ là đế vượng tức cực thịnh của hỏa, Mùi và Kỷ thổ
là nơi mộc sinh trưởng, mộc sinh hỏa khiến hỏa càng mạnh hơn.
Hỏa mạnh bốc cao nên gọi là lửa trên trời, lửa trên trời
chính là lửa của mặt trời nên thích gặp mộc, thủy, kim để điều hòa, sao cho thủy
giúp cho mộc phát triển xanh tươị, mộc giúp hỏa bốc cháy mạnh mẽ.
Thiên thượng hỏa .chỉ thích lửa ngọn đèn ngoài ra đều tương
khắc với các hỏa khác, thích gặp thổ, nếu có kim mộc nữa thì tạo thành mệnh
quý.
(29) Canh Thân, Tân Dậu: Thạch lựu mộc
Hai vị Thân và Dậu ở nơi âm dương đã bắt đầu thu lại, vạn vật
chuẩn bị đi vào hồi kết. Tân và Dậu đại biểu cho tháng 7 và 8 khi mà cây cối
đang bắt đầu tàn lụi. Chỉ có cây thạch lựu kết trái mà gọi Canh Thân, Tân Dậu
là gỗ cây lựu. Vì kết trái vào mùa thu nên cây lựu, tính mộc cứng rắn, gặp thủy,
mộc, thổ, kim qua lại có thể hòa hợp tốt, kỵ nước biển lớn, thủy ào ạt làm nó bần
cùng và tai ách.
Gỗ thạch lựu thường bao hàm mệnh quý như sinh tháng 5 (Ngọ)
mà trụ ngày hoặc trụ giờ lại có mang một hỏa gọi là “thạch lựu phun lửa” gặp
dương liễu mộc gọi là “hoa hồng liễu xanh”.
(30) Nhâm Tuất, Quỷ Hợi: Đại hải thủy
Thủy cục, Quan đới tại Tuất, Lâm quan tại Hợi, do đó tại Tuất
Hợi là nơi thủy đang thịnh vượng, ngũ hành của Hợi thuộc thủy, hình tượng như cửa
sông đổ ra biển, nên gọi là nước biển lớn.
Nước biển lớn chính là đại dương mênh mông, nơí qui tụ của tất
cả các dòng sông, vì thế các loại nước trên trời, nước sông dài, nước suối lớn…
gặp nước biển đều rất tốt.
Nhâm Thìn trong nước sông dài gặp nước biển lớn gọi là “rồng
quay về biển” mệnh này phú quý không gì bằng.
Gặp hỏa, nó thích lửa trên trời vì mặt trời mọc ở biển Đông, gặp kim nó thích
kim đáy biển, gặp mộc nó thích gỗ cây dâu, gỗ dương liễu, gặp thổ nó thích đất
dịch chuyển và đất bên đường. Ngoài ra tất cả đều không chịu nổi nước biển lớn.
Nếu gặp lửa sấm sét sẽ tạo nên nước hung hãn, phong ba bão táp, một đời lao khổ.
Nhìn vào 60 hoa giáp từ Giáp Tí đến Quí Hợi, 2 chữ Can Chi đứng
chung với nhau không khác gì một tiểu gia đình. Can đứng trên làm gốc (chồng) ,
chi tiếp theo là phụ (vợ) . Biết rằng mỗi Can hay Chi đều có một tính chất
riêng biệt là ngũ hành. Gia đình nào phu thê đầm ấm , sự nghiệp dầu lớn hay nhỏ
hẳn là bước đường đời phải cứ sự tươi đẹp tương đối hơn ai, trái ngược vợ chồng
xung khắc. ngày tháng trôi nổi trống đánh xuôi , kèn thổi ngược, tưởng sự bất hạnh
phải lâu nhiều hơn người.
Năm tuổi căn cứ vào Can và Chi, từ Giáp đến Quí ( Can) vào với
Tí đến Hợi (Chi) hẳn có sự luân phiên thay đổi, nhưng thay đổi tốt hay xấu phải
phân tích cho ra nguyên lý và cũng là nguyên “ý“ của Phục Hy âm thầm chỉ dẫn
kín đáo.
Hai chữ Can và Chi đứng với nhau không khác gì tình cảnh của
một gia đình có hoà hợp mới nên sự nghiệp, còn xung khắc nhau làm sao có hưng
vượng.
Như 2 tuổi Canh Thân và Canh Dần cùng là Mộc mệnh, thật ra cảnh
đề huề của mỗi tuổi một khác. Canh là Kim, Thân là Kim, cũng như cây có gốc
(Can) ngọn (Chi) đều nhau hẳn là có 1 căn bản vững chắc, dẫu không hơn người
cũng không hề kém ai. Còn Canh Dần thì Can Canh (Kim) khắc Chi Dần (Mộc).
Cây mà gốc không tải bồi cho ngọn làm sao mà sinh nở tốt đẹp cho nổi, khác gì
gia đình trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
Hai tuổi Giáp Tí và Giáp Ngọ thấy cả 2 tuổi cùng tương sinh
gốc ngọn, nhưng Giáp Ngọ khác biệt bỏ xa Giáp Tí rất nhiều. Giáp Ngọ có
Can Giáp (Mộc) sinh cho Chi Ngọ (Hoả) nghĩa là gốc nuôi ngọn là thuận cảnh. Trái
lại Giáp Tí thì Can Giáp (Mộc ) được Chi Tí (Thuỷ) sinh lại tức là ngọn nuôi gốc
tuy cũng là cảnh tượng sinh nhưng ngược chiều cho biết ngay Giáp Tí không có khả
năng vững chắc mà sự đề huề chỉ là may mà có. Huống chi Giáp Ngọ còn tiềm tàng
căn bản phồn thịnh là tam hợp Lộc Tồn của tuổi Giáp (Lộc tồn ở Dần) Thiên Lộc
dành riêng cho người Dần Ngọ Tuất. Còn Giáp Tí đứng ngõ ngoài, muốn hưởng Lộc Tồn
phải là Canh Tí (Canh Kim sinh Tí Thuỷ và Thân Tí Thìn là tam hợp hưởng Lộc Tồn
tuổi Canh ở Thân).
Hai tuổi Giáp Thìn và Giáp Tuất là 2 tuổi đều hàng Can Giáp
(Mộc) khắc Chi Thìn Tuất (Thổ). Hai tuổi này cũng cách biệt nhau cả một dặm đường:
Giáp Tuất tuy Can khắc Chi, cuộc đời thấy nhiều trở lực, nhưng còn được dự phần
tham dự chia sẻ Thiên Lộc tuổi Giáp. Giáp Thìn kể như là khách đi đường không
liên quan gì đến, lại còn bị cảnh nghèo túng là Lộc Tồn thường trực có Tuần
đóng kín, chỉ còn trông cậy vào bộ sao Sát Phá Tham nếu được thủ mệnh sống theo
Hoá Lộc, tay làm hàm nhai. Trường hợp tuổi Giáp Thìn, mệnh đóng ở vị trí tam hợp
Hợi Mão Mùi dầu được bộ Sát Phá Tham là nòng cốt cũng chỉ là kiếp nhân sinh được
tạo hoá nặn ra để trả nợ đời, không mong gì sự nâng đỡ vì vị trí của Sát Phá
Tham ở Hợi Mão Mùi, trường hợp nào cũng là đen tối, cố công xây đắp mấy
cũng chỉ là hữu công vô lao (vị trí Thiếu âm Long đức Trực phù của tuổi Giáp
Thìn).
Tóm lại tuổi của mỗi cá nhân có thể sắp xếp theo thứ tự tốt
xấu có 5 bậc thang như sau:
1/ CAN sinh CHI: Phúc đức quá lớn tiềm tàng một căn bản hơn
người
2/ CAN CHI đều nhau : có năng lực khá đầy đủ vững chắc
3/ CHI sinh CAN: đời gặp may nhiều hơn thực lực
4/ CAN khắc CHI: đời gặp nhiều trở lực
5/ CHI khắc CAN: nghịch cảnh đầy rẫy chua cay
Theo luật ngũ hành cái gì tương sinh là tốt, tương khắc là xấu.
Vậy có thể hoạch phát một nguyên tắc như:
a/ Tốt nhất: Can sinh Chi (ví dụ tuổi Giáp Ngọ. Can
Giáp ( Mộc) sinh Chi Ngọ (Hoả).
b/ Tốt thứ nhì: Can và Chi đồng hành ( Ví dụ tuổi Giáp Dần.
cả 2 đều là Mộc).
c/ Tốt thứ ba: Chi sinh Can (ví dụ tuổi Giáp Tí . Chi Tí
(Thuỷ) sinh Can Giáp (Mộc).
d/ Xấu tương đối: Can khắc Chi ( ví dụ tuổi Giáp Thìn. Can
Giáp Mộc khắc Chi Thìn (Thổ) .
đ/ Nghịch cảnh: Chi khắc Can (ví dụ tuổi Giáp Thân: Chi Thân
(Kim) khắc Can Giáp (Mộc)
Năm trường hợp này chỉ là một tấm thu hình rất nhỏ của kiếp
nhân sinh . Sự hên xui đã ấn định như thế đó, còn tuỳ định mệnh phác hoạ hạnh
phúc (vòng lộc tốn) tuỳ vị trí an Mệnh Thân (vòng Thái Tuế bổ khuyết tư thế) ,
nhất là Thân ( chính đương số với vòng tràng sinh) đã khuôn xử làm được những
gì để mua chuộc.
Như tuổi Ất Mùi , Mệnh ở Mùi (Thái Tuế) , Thân ở di (Tuế
Phá) biết chữ ất (Mộc) khắc chữ Mùi (Thổ) là đời tất nhiên gặp nhiều bước khó
khăn. Nhưng Hợi Mão Mùi là 3 tuổi được hưởng hạnh phúc (Lộc tồn của tuổi Ất)
Thân ở Di (nghịch cảnh) là cung Sửu cô lập được chữ THỌ cho phụ mẫu , thì định
mệnh mới ngăn cản được phần nào, nhiều hay ít là do chữ Tài được mệnh điều động
đến ách cung .
Tóm lại vận hạn của từng cá nhân, nguyên lý là do thời tiết.
Đã có cái nóng phải có cái lạnh, đã có xanh tươi phải có vàng héo từng năm xuống
đến tháng ngày giờ sinh thì đắc cách , khắc thì tai ương, phần chánh yếu là ở
cái gốc (hàng can).Gốc được tưới bón hợp thời, cây được xanh tốt, gốc mà bị chặt
cắt, dầu cây đương có nhiều hoa nụ tươi thắm, cũng phải úa vàng héo gục.
>>Bảng đối chiếu Lục thập hoa giáp ngũ hành và cách tính tuổi
xung khắc
Số |
Ngày tháng năm |
Ngũ hành |
Tuổi xung khắc |
1 |
Giáp tý |
Vàng trong biển (Kim) |
mậu ngọ, nhâm ngọ, canh dần, canh thân |
2 |
ất sửu |
|
Kỷ mùi, quí mùi, tân mão, tân dậu |
3 |
Bính dần |
Lửa trong lò (Hoả) |
Giáp thân, nhâm thân, nhâm tuất, nhâm thìn |
4 |
Đinh mão |
|
ất dậu, quí dậu, quí tị, quí hợi |
5 |
Mậu thìn |
Gỗ trong rừng (Mộc) |
Canh tuất, bính tuất |
6 |
Kỷ tị |
|
Tân hợi, đinh hợi |
7 |
Canh ngọ |
Đất ven đường (Thổ) |
Nhâm tý, bính tý, giáp thân, giáp dần |
8 |
Tân mùi |
|
Quí sửu, đinh sửu, ất dậu, ất mão |
9 |
Nhâm thân |
Sắt đầu kiếm (Kim) |
Bính dần, canh dần, bính thân |
10 |
Quí dậu |
|
Đinh mão, tân mão, đinh dậu |
11 |
Giáp tuất |
Lửa trên đỉnh núi (hoả) |
Nhâm thìn, canh thìn, canh tuất |
12 |
ất hợi |
|
Quí tị, tân tị, tân hợi |
13 |
Bính tý |
Nước dưới lạch (Thuỷ) |
Canh ngo, mậu ngọ |
14 |
Đinh Sửu |
|
Tân mùi, kỷ mùi |
15 |
Mậu dần |
Đất đầu thành (Thổ) |
Canh thân, giáp thân |
16 |
Kỷ mão |
|
Tân dậu, ất dậu |
17 |
Canh thìn |
Kim bạch lạp (Kim) |
Giáp tuất, mậu tuất, giáp thìn |
18 |
Tân tị |
|
ất hợi, kỷ hợi, ất tị |
19 |
Nhâm ngọ |
Gỗ dương liễu (Mộc) |
Giáp tý, canh ty, bính tuất, bính thìn |
20 |
Quí mùi |
|
ất sửu, tân sửu, đinh hợi, đinh tị |
21 |
Giáp thân |
Nước trong khe (Thuỷ) |
Mậu dần, bính dần, canh ngọ, canh tý |
22 |
ất dậu |
|
Kỷ mão, đinh mão, tân mùi, tân sửu |
23 |
Bính tuất |
Đất trên mái nhà (Thổ) |
Mậu thìn, nhâm thìn, nhâm ngọ, nhâm tý |
24 |
Đinh hợi |
|
Kỷ tị, quí tị, quí mùi, quí sửu |
25 |
Mậu tý |
Lửa trong chớp (Hoả ) |
Bính ngọ, giáp ngọ |
26 |
Kỷ sửu |
|
Đinh mùi, ất mui |
27 |
Canh dần |
Gỗ tùng Bách (Mộc) |
Nhâm thân, mậu thân, giáp tý, giáp ngọ |
28 |
Tân mão |
|
Quí dậu, kỷ dậu, ất sửu, ất mùi |
29 |
Nhâm thìn |
Nước giữa dòng (Thuỷ) |
Bính tuất, giáp tuât, bính dần |
30 |
Quí tị |
|
Đinh hợi, ất hợi, đinh mão |
31 |
Giáp ngọ |
Vàng trong cát (Kim) |
Mậu tý, nhâm tý, canh dần, nhâm dần |
32 |
ất mùi |
|
Kỷ sửu, quí sửu, tân mão, tân dậu |
33 |
Bính thân |
Lửa chân núi (Hoả) |
Giáp dần, nhâm thân, nhâm tuất, nhâm thìn |
34 |
Đinh dậu |
|
ất mão, quí mão, quí tị, quí hợi |
35 |
Mậu tuất |
Gỗ đồng bằng (Mộc) |
Canh thìn, bính thìn |
36 |
Kỷ hợi |
|
Tân tị, đinh tị. |
37 |
Canh tý |
Đất trên vách (Thổ) |
Nhâm ngọ, bính ngọ, giáp thân, giáp dần |
38 |
Tân sửu |
|
Quí mùi, đinh mùi, ất dậu, ất mão |
39 |
Nhâm dần |
Bạch kim (Kim) |
Canh thân, bính thân, bính dần |
40 |
Quí mão |
|
Tân dậu, đinh dậu, đinh mão |
41 |
Giáp thìn |
Lửa đèn (Hoả) |
Nhâm tuất, canh tuất, canh thìn |
42 |
ất tị |
|
Quí hợi, tân hợi, tân tị |
43 |
Bính ngọ |
Nước trên trời (thuỷ) |
Mậu tý, canh tý |
44 |
Đinh Mùi |
|
Kỷ sửu, tân sửu |
45 |
Mậu thân |
Đất vườn rộng (Thổ) |
Canh dần, giáp dần |
46 |
Kỷ dậu |
|
Tân mão, ất mão |
47 |
Canh Tuất |
Vàng trang sức (Kim) |
Giáp thìn, mậu thìn, giáp tuất |
48 |
Tân hợi |
|
ất tị, kỷ tị, ất hợi |
49 |
Nhâm tý |
Gỗ dâu (Mộc) |
Giáp ngọ, canh ngọ, bính tuất, bính thìn |
50 |
Quí sửu |
|
ất mùi, tân mùi, đinh hợi, đinh tỵ |
51 |
Giáp dần |
Nước giữa khe lớn (Thuỷ) |
Mậu thân, bính thân, canh ngọ, canh tý |
52 |
ất mão |
|
Kỷ dậu, đinh dậu, tân mùi, tân sửu |
53 |
Bính thìn |
Đất trong cát (Thổ) |
Mậu tuất, nhâm tuất, nhâm ngọ, nhâm tý |
54 |
Đinh tị |
|
Kỷ hợi, quí hợi, quí sửu, quí mùi |
55 |
Mậu ngọ |
Lửa trên trời (Hoả) |
Bính tý, giáp tý |
56 |
Kỷ mùi |
|
Đinh sửu, ất sửu |
57 |
Canh Thân |
Gỗ thạch Lựu (Mộc) |
Nhâm dần, mậu dần, giáp tý, giáp ngọ |
58 |
Tân dậu |
|
Quí mão, kỷ mão, ất sửu, ất mùi |
59 |
Nhâm tuất |
Nước giữa biển (Thuỷ) |
Bính thìn, giáp thìn, bính thân, bính dần |
60 |
Quý hợi |
|
Đinh tị, ất tị, đinh mão, đinh dậu |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét