Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Đọc thêm cách cúng giao thừa, tất niên

Cúng tất niên là nghi thức mời ba vị Táo quân về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Đồng thời, đây cũng là dịp để gia đình quây quần cuối năm. Việc cúng tất niên là một trong những nghi lễ văn hóa độc đáo của người Việt. Cúng tất niên là nghi thức để mời ông Công, ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc, gia đình sau khi đã tiễn ông về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Đồng thời, đây cũng là dịp để gia chủ mời ông bà, tổ tiên về ăn tết, sum họp cùng con cháu.
 >Mâm cúng tất niên :Các gia đình cần chuẩn bị hai mâm cỗ, một mâm để cúng tất niên, mâm thứ hai chuẩn bị cho cúng giao thừa.
Theo quan điểm dân gian, mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất, phải bắt buộc "mâm cao, cỗ đầy". Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cũng như tâm ý của gia chủ. Thông thường, trên mâm lễ cúng tất niên, không thể thiếu những lễ vật sau:
Mâm ngũ quả,
Hương hoa,
Giấy tiền vàng mã,
Đèn nến,
Trầu cau,
Rượu,
Trà,
Bánh chưng (hoặc bánh tét).
Mâm cỗ tất niên có thể là cỗ mặn hoặc chay (tùy vào gia chủ) với một số món ăn thường ngày Tết được chế biến thơm ngon, bày biện đầy đặn, thịnh soạn, trang nghiêm. Tùy từng vùng miền mà mâm cỗ cúng có những đặc trưng riêng.Ví dụ mâm cỗ cúng tất niên miền Bắc không thể thiếu bát canh móng giò hầm măng, nem rán, giò lụa, giò xào, các món xào thập cẩm, canh miến...
Miền Trung lại hay cúng gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua, giò lụa...
Còn miền Nam thường có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, nem, chả giò, gỏi cuốn...
Mỗi gia đình có cách bày trí mâm lễ cúng khác nhau. tuy vậy cỗ cúng (đồ ăn) nên đặt một chiếc bàn nhỏ bên dưới bàn thờ.
Trên bàn thờ chính chỉ để hoa, quả tươi, tiền vàng mã mang tính tượng trưng.
>Mâm ngũ quả trong lễ cúng tất niên
Mâm ngũ quả là một trong những lễ không thể thiếu trên mâm lễ cúng tất niên. Mâm ngũ quả đủ đầy, màu sắc hài hòa vừa khiến gia chủ cảm thấy sung túc dịp Tết đến xuân về, vừa khiến mâm cỗ cúng trở nên ấm cúng...Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả có thể ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín.
Gia chủ không nên chọn hoa quả xanh, hoa quả giả.
Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả, tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành là: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Tốt nhất nên bày mâm ngũ quả có đủ 5 màu tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành: Xanh lá (Mộc); đỏ (Hỏa); nâu, vàng (Thổ); trắng (Kim) và màu đen, xanh biển (Thủy).
---
Đối với văn cúng giao thừa có rất nhiều bài khấn giao thừa khác nhau tuỳ theo tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục phù hợp với từng vùng miền mà có bài khấn. Thường có văn khấn giao thừa trong nhà và văn khấn ngoài trời đêm giao thừa (đối với những gia đình có cây hương ngoài trời).
>Văn khấn giao thừa trong nhà: Bởi cúng giao thừa là một nghi lễ thành kính, trang nghiêm. Vì vậy, khi tiến hành nghi lễ khấn giao thừa, toàn thể thành viên trong gia đình đứng trước bàn thờ gia tiên cầu khấn cho một năm mới khỏe mạnh, vạn sự may mắn tốt lành.
Lễ vật dùng để bài cúng đêm giao thừa trong nhà gồm: mâm ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn (đọc văn khấn đêm giao thừa). Văn khấn giao thừa trong nhà:
 - Nam mô A-di-đà Phật (3 lần) Kính lạy:
 - Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
 - Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần
- Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần
 - Các cụ tổ tiên nội, ngoại chư vị tiên linh
Nay phút Giao thừa năm cũ Mậu Tuất với năm mới Kỷ Hợi Chúng con là :………...............................…...............................………sinh năm: …………. Ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố ….................................…….., xã/phường…….........................…., quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố …...…....................................…………............ Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính Thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng về linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này. Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường, thời thời được chữ bình an, gia đạo hung long thịnh vượng. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
* Văn khấn giao thừa ngoài trời:
Lễ bài khấn giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng ... nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Mâm lễ cúng giao thừa phải chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính. Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án. Bài văn khấn giao thừa ngoài trời có thể viết vào giấy để đọc. Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.
>Văn khấn đêm giao thừa ngoài trời phổ biến nhất:
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Cự Tào Phán quan. Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần. Nay là phút giao thừa năm Bính Thân với năm Đinh Dậu, chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà: ………, ấp/khu phố: ……….., xã/phường: ……….., quận/huyện: ......................, tỉnh/thành phố: ........................ Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Đọc thêm cách cúng ông Công ông Táo và cách bao sái bàn thờ


Ngày 23 tháng Chạp hàng năm theo phong tục của người Việt là ngày cúng ông Công, công Táo hay còn gọi là Tết Táo quân. Theo tín ngưỡng dân gian, ngày cúng ông Công, ông Táo chính là ngày vua bếp lên chầu trời báo cáo việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm đó.
Đây còn là tục lệ bày tỏ sự tri ân đối với các vị thần đã quanh năm lo toan cai quản duy trì nếp sinh hoạt gia đình, đồng thời nhắc nhở mỗi người có trách nhiệm hơn trong việc quan tâm, thu vén gia hạnh phúc đình.
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần cầu kỳ song phải thể hiện được sự trang trọng, chu đáo và tấm lòng đối với các vị thần cai quản đất đai và thần cai quản nhà bếp. 
Thời điểm đẹp nhất để cúng ông Công, ông Táo là vào giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện gia đình, mọi người cũng có thể làm lễ cúng vào trưa và chiều ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Về nơi cúng, các chuyên gia phong thủy cho biết, các gia đình có thể thực hiện ở bàn thờ gia tiên hoặc tại bếp của các gia đình chung cư.
"Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần quá cầu kỳ song phải thể hiện được sự trang trọng, chu đáo và tấm lòng đối với các vị thần cai quản đất đai và thần cai quản nhà bếp. Trong đó, các gia đình có thể làm cỗ chay hoặc cúng lễ mặn. Lễ vật chuẩn bị gồm: cá chép, gà luộc, xôi trắng (có thể thay bằng xôi gấc, bánh chưng), thịt lợn luộc (một khổ hoặc chân giò), mâm ngũ quả, tiền vàng, trầu cau, nước, rượu, trà và trái cây… Ngoài ra cần chuẩn bị thêm sớ hoặc có thể in văn khấn để đốt cùng tiền vàng. Đối với quần áo mua cúng các vị thần cần chuẩn bị 3 bộ mũ áo có hoa văn khác nhau, trong đó lưu ý là đồ dành cho 2 vị thần nam 1 vị thần nữ.
Trước khi tiến hành làm lễ cúng cần dọn dẹp ban thờ sạch sẽ. Trong đó, có thể dùng tinh dầu hòa nước lau bàn thờ và đồ thờ.
Theo quan niệm sau khi tiễn Táo quân, trong nhà vắng bóng thần linh, các gia đình có thể tháo bàn thờ lau rửa trước ngày 30 Tết và có thể hóa bớt chân hương. Đồng thời trong những ngày này không nên thắp hương thờ cúng để tránh việc “vong linh cô hồn” vào nhà.
Các gia đình cũng có thể tham khảo bài văn khấn được khảo cứu từ các bài văn khấn Hán Nôm cổ truyền dưới đây:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!

Việc bao sái – hay dọn dẹp bàn thờ – là công việc mà rất nhiều người lo lắng khi làm, vì sợ làm sai sẽ ảnh hưởng đến cả một năm. Một vài điều cần lưu ý và hướng dẫn việc dọn dẹp bàn thờ cơ bản bao gồm bao sái , rút tỉa chân hương.
Người bao sái nên là đàn ông, gia chủ trong gia đình. Nếu trong nhà neo người/người đàn ông vô thần/người đàn ông không có thì người phụ nữ có thể thay thế, nhưng cần phải để thân thể sạch sẽ mới được . Tránh bao sái khi đến kỳ .
Trước khi bao sái nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo dài tinh tươm , giữ cho thân thanh tịnh là tốt nhất.
Ngày làm tốt nhất: 28/1/2019 ( tức 23 âm)  hoặc 3/2/2019 ( tức 29 âm)
Thời gian tốt nhất: 6-11h55 hoăc 13-17h55. Nên tránh 12-13h và sau 18h.
Nếu làm vào ngày 23 âm xin lưu ý bao sái, tỉa chân hương lau dọn trước khi cúng ông Công ông Táo
> Các bước cơ bản:
Bước 1:
Trước khi lễ lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở toang các cửa trong nhà, chuẩn bị đĩa hoa quả tuỳ tâm (trước cúng sau ăn cúng gì cũng được). Chuẩn bị 10 bông cúc vàng chia làm 2 bình cắm 2 bên (không có 2 bình thì 1 bình 5 bông cũng được).
Rượu trắng và 1 củ gừng để vỏ giã nát + khăn sạch (giã gừng và đổ rượu vào, ngâm khăn vào rượu ít nhất 30′ trc khi lau dọn)
Bước 2:
Thắp 1 nén hương, khấn xin phép gia tiên/các quan thần linh/thần tài
Thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ, xin các Ngài tạm lánh sang 1 bên để thực hiện việc dọn dẹp. Qua bài khấn:
Con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần
Tín chủ tên là:
Cư ngụ tại địa chỉ :
Hôm nay ngày .. tháng .. năm xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, bị rác, xin thành tâm sám hối.
Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…) , chọn đc ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ”.
Mong các vị độ cho con lau dọn đc khang trang mỹ hảo , cho hương án đc an chính vị , cho âm phần đc an yên , cho gia cư đc lạc thổ.
Chúng con ng trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân , chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin đc tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Xong vái 3 vái
Đợi hương tàn thì bắt đầu dọn. 
Bước 3 : Hạ các đồ muốn lau dọn xuống
 lưu ý: 
Có 1 số nơi cứ ngày 23 là đổ hết tro trong bát hương, sau đó cho tro mới vào bốc lại . Theo các chuyên gia  không nên còn nếu mọi người quen làm kiểu dốc hết bát hương ra bốc lại thì tuỳ.
Cần chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước ..vv.. xuống rồi để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn). Không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ
Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng (30′ trở lên ) lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng 1 khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không vội vàng, không kẹp đồ thờ vào nách, chân, háng. Không vứt đồ thờ cúng lăn lóc mà để ngay ngắn, trang nghiêm.
Bước 4: Bao sái, rút tỉa chân hương
Rửa 2 tay sạch bằng rượu gừng,lấy khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương xuống bàn thờ.
Sau khi lau dọn, lấy 2 tay  rút tỉa từng chân hương 1 cho tới khi chân hương còn số lẻ 1 / 3 / 5 / 7 / 9. Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ), bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài).Đối với người mới mất chưa được 3 năm thì để lại 7 chân hương đối với nam hay 9 chân hương đối với nữ. Sau đó cắm chân hương cũ vào, chỉ để khoảng 5 chân hương rồi đưa bát hương vào đúng vị trí cũ (Nên sắp bát hương đầy đặn, ngay ngắn, không nên để bát hương quá nhiều hoặc quá ít tro, hoặc bát hương siêu vẹo).
Sau đó lấy 1 khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống, rồi dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại 1 lần xung quanh bát hương là hoàn thành.
Lấy khăn khô lau và thu dọn hất toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống.  Lấy 1 khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu, lau lại toàn bộ bàn thờ , sau đó lại dùng khăn khô lau lại 1 lần nữa.
Chỗ chân hương rút ra để lên bàn có phủ vải/giấy đỏ, sau đó hoá hết chân hương đó đi, tro tàn gom lại thả ra sông có dòng chảy. Xin lưu ý là sông có dòng chảy, sông không dòng kiểu mương máng xin đừng thả. Số chân hương đã tỉa sẽ được đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe, bởi các cây non rất dễ bị chết). Tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.
Bước 5:
Đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc . Lau dọn bàn thờ không nhất thiết là làm lễ xong mới được lau. Mọi người có thể lau dọn xong rồi đặt đồ thờ cúng trang nghiêm, ngay ngắn, đầy đủ để lễ, bởi lễ sau khi sắp xếp, lau dọn bàn thờ xong có thể hóa giải được sơ xuất, sự xếp đặt không đúng hoặc chưa chuẩn”.
>>Lưu ý thêm:
- Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật xin lưu ý không dùng rượu để lau mà nên dùng khăn thấm nước sạch đã được ngâm cánh hoa hồng vàng để lau. Nếu không có thì nước ngũ vị hương hay nước trắng bình thường cũng đc. Tuyệt đối không lau bằng rượu
- Việc bao sái không quá khó khăn, chỉ cần chú ý tỉ mẩn, thành tâm và chậm rãi là được.Việc bao sái bát hương tùy theo quan niệm, tập tục của mỗi vùng miền mà có cách thức khác nhau. Vì thế, nếu bạn muốn bao sái bát hương đúng theo phong tục quê nhà thì nên tìm “thầy” để được hướng dẫn (Nếu là Phật tử thì bạn cần tránh những bày vẽ mang màu sắc mê tín dị đoan).
Phật giáo cũng có cách bao sái bát hương nhưng hoàn toàn khác với phong tục dân gian. Bát nhang, theo quan niệm Phật giáo, chỉ là vật để cắm nhang cúng Phật, cúng ông bà nên không hề kiêng cữ mà mỗi ngày đều vệ sinh bàn thờ, thay nước, quét dọn tàn nhang, lau chùi bát nhang, rút bớt chân nhang, nếu cát cũ thì thay mới, nói chung là bàn thờ luôn sạch sẽ, tôn nghiêm. Cây đỡ để thắp hương vòng cũng vậy, khi không sử dụng nữa thì đem cất, khi cần thì cứ mang ra sử dụng bình thường.
- Nhân dịp cuối năm, nếu muốn thay bát hương, tôn bát hương, bốc lại bát hương thì dịp cuối năm này nên làm luôn. Nếu không biết lễ, cần nhờ người hiểu biết về tâm linh làm lễ. Nếu muốn mua bát hương mới, cần sắm bát hương phù hợp với kích cỡ ban thờ, và bát hương quan thần linh nên to nhất.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Đọc thêm về thủ tục tạ mộ cuối năm

Nhân dân ta vẫn có câu “sống cái nhà, chết cái mồ”. Người Việt Nam coi “phần mộ” là nhà của người đã khuất. Nếu cuối năm người ta cần sửa sang quét tước nhà cửa cho khang trang sạch đẹp để đón Tết thì đối với phần mộ của người thân cũng được sửa sang như vậy. Bàn thờ và mộ phần tổ tiên được chăm sóc tốt và đúng cách con cháu sẽ được phù hộ. Nếu không con cháu có thể bị ảnh hưởng, bởi “âm siêu, dương thái” – nghĩa là phần âm có nhẹ nhàng siêu thoát thì các cụ mới phù hộ được cho con cháu.
Bởi vậy, các gia đình thường đi tạ mộ vào mỗi dịp cuối năm. (Mọi người cần phân biệt rõ giữa lê Tảo Mộ và lễ Tạ Mộ. Lễ Tảo Mộ mang nghĩa đen là quét mộ, dộn dẹp mộ và thường diễn ra vào dịp Tiết Thanh Minh . Đồng thời, công việc chính của Tảo Mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ). Còn Lễ Tạ Mộ hay còn gọi là lễ Chạp lại được diễn ra vào những ngày giáp Tết. Với ý nghĩa là lễ tạ Thổ Thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ phần và rước vong linh gia tiên về nhà để đón Tết. Lễ tạ mộ thường từ ngày 20 - 30 tháng Chạp Âm lịch để chuẩn bị mời ông bà về ăn Tết vào trưa ngày 30 tết. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường cố gắng trở về cố hương vào dịp này để tạ mộ, sum họp với gia đình. Đây là cách để con cháu cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần. Việc này tương tự như con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên, tiền chủ nơi nhà đang sống dịp cuối năm.
Công việc trong lễ tạ mộ là dọn dẹp sạch sẽ cho phong quang, thoáng đãng mộ phần của người mất. Là mộ đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ, cũng là cách giảm bớt rắn, chuột đào hang, làm tổ. Lễ tạ mộ không chỉ tạ các cụ nhà mình, mà nên hiểu đủ là tạ ơn quan thần linh bản địa, chư vị tôn thần… đã cho các cụ nương nhờ mảnh đất đó. Con cháu không chỉ quan tâm tới các cụ gần đời mình (như cha mẹ, ông bà tới tam đại, tứ đại), mà ỉ cho trưởng họ, trưởng chi lo cho các cụ cao hơn (gọi là cao tằng tổ tỉ), bởi đó là một thiếu sót lớn vì không có các cụ lớn thì sao có các cụ gần.
Do đó khi đi tạ mộ hãy lưu tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ. Cũng cần lưu ý không nên chỉ thắp hương mỗi mộ nhà mình mà các ngôi mộ bên cạnh các cụ cũng nên “thăm hỏi”. Nếu có những ngôi mộ vô chủ cũng cần thắp cho “họ” nén hương.
Ở nghĩa trang có nơi thờ thần linh, thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi và tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh thích ứng. Khi tạ mộ nên dâng mâm cỗ ở miếu thần linh, trong đó có xôi, gà (giò hoặc trống thiến nguyên con bày trên xôi). Lễ tạ mộ truyền thống, cần sắm lễ hoa quả đơn giản (hương, nước, hoa tươi, trầu cau, hoa quả, thuốc lá, chè, rượu trắng (kèm chén đựng rượu 5 cái), nến cốc màu đỏ. Có thể dùng vàng mã, hoặc tùy vong linh mà dùng áo quần mã phù hợp cúng tiến. Nhưng không nên dùng nhiều vàng mã.
Điều quan trọng trong việc tạ mộ là thể hiện lòng quý kính, tưởng nhớ người đã khuất và nguyện làm những điều thiện lành, hồi hướng công đức cho họ. Bởi vậy, nghi lễ tạ cũng không cần làm quá linh đình, tốn kém. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã nhiều gây lãng phí.
Nhiều người băn khoăn không biết nên chọn giờ nào trong ngày tạ mộ cho tốt?. Các chuyên gia tâm linh cho rằng, tảo mộ hay tạ mộ vào giờ nào trong ngày tùy vào điều kiện, khi nào thời tiết thuận lợi và sức khỏe của bạn cho phép. Thời điểm tốt nhất trong ngày là từ 10h sáng đến 15h chiều lúc này trời tạnh ráo, ấm áp. Trong dịp này nhiều gia đình cũng dẫn trẻ em đi theo tạ mộ, trước là để biết dần vị trí phần mộ, sau là tập cho trẻ kính trọng, hiếu đễ tổ tiên. Bởi vậy, không nên đi quá sớm, sương đêm chưa tan, hoặc chiều tối trời về đêm âm khí nặng nề không có lợi cho sức khỏe. Khi thời tiết mưa gió thì không nên tảo mộ, tạ mộ, phải tạm ngừng xây cất mộ.
Tuỳ theo phong tục từng địa phương mà tạ mộ diễn ra mang tính chất gia đình nhỏ, hoặc đi theo dòng họ. Nếu là tạ mộ theo dòng họ hay làm vào ngày chạp họ, anh em nội tộc gặp mặt cuối năm tại nhà thờ họ để cúng lễ, dọn dẹp, trang hoàng… đón Tết. Thời gian thường vào ngày nghỉ để mọi người có mặt đông đủ hơn.
Các nhà tâm linh cho rằng, việc tạ mộ là điều cần thiết nhưng không phải ai cũng nên đi. Ai muốn đi tạ mộ trước hết hay chú ý tới tình trạng sức khỏe của mình. 
>9 cần lưu ý khi đi tảo mộ hay tạ mộ
1. Không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh, tốt nhất nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh gặp nguy hiểm. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy sẽ dễ nhiễm tà khí, nếu như thật sự cần đi thì nên đi cùng nhiều người.
2. Không nên ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, lạnh bụng, chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh..
3. Khi đi cúng tế và tảo mộ cần phải chân thành, trên đường đi nếu có mộ, dù đi hay đứng lại đều cần phải lễ độ cung kính. Trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều các mảnh đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
4. Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi, đừng quên quét dọn cả phía sau mộ. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, trong lòng nhất thiết phải thật cung kính.
5. Không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác, nếu không sẽ đem lại điều không may cho bản thân. Không tranh thủ ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở đó vì uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể.Đặc biệt là những trẻ vị thành niên lại cần phải chú ý..
6. Nếu như con gái đi tảo mộ, tốt nhất là tránh trong thời kỳ hành kinh. Phụ nữ có thai cũng không nên đi tảo mộ.
7. Những bạn có khí trường yếu, tốt nhất là về nhà bước qua chậu lửa hoặc rắc nước lá bưởi để xóa bỏ năng lượng xấu. Trong cuộc sống thường ngày chúng ta rất hay thấy có người đi tảo mộ về bị sốt hoặc cảm thấy không khỏe, cũng có thể dùng cách này để tránh. Tốt nhất là khi đi tảo mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các khí và âm khí bám vào người và quần áo…
8. Bởi vì tảo mộ cũng thường là khoảng thời gian người thân tụ tập lại với nhau, lúc này cần chú ý không được chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.
9. Khi tảo mộ, cần chú ý sửa sang bốn phía của ngôi mộ. Thứ nhất là để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, thứ hai là để xem xét tình hình của mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước (nước có thể vào bên trong hoặc vũng nước rất sát mộ) sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau..
>>>Thủ tục khấn tạ một gồm có sắm lễ tạ mộ và đọc văn khấn tạ mộ. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của ông cha vẫn duy trì tới ngày nay.
Bước 1: Sắm lễ tạ mộ Trước khi tạ mộ phải chuẩn bị, sắm toàn bộ lễ gồm có:
• 10 bông hoa hồng đỏ tươi
• 3 lá trầu, 3 quả cau có cành dài và đẹp
• 1 mâm trái cây
• 1 mâm xôi trắng có gà luộc nguyên con đặt lên trên (già trống thiến)
• Nửa lít rượu, 5 chén rượu, 10 lon bia
• 2 bao thuốc lá, 2 gói chè
• 2 nến cốc màu đỏ Về đồ hàng mã cúng chuẩn bị:
• 1 cây hoa vàng hoa đỏ
• 5 con ngựa (mỗi con 1 màu)
• 5 bộ (mũ, áo, hia) loại to có kèm ngựa, cờ lệnh, kiếm và roi Lưu ý mỗi con ngựa trên lưng đều có 10 lễ tiền vàng (mỗi lễ bao gồm: tiền xu, tiền vàng lá, tiền âm phủ).
Tất cả có 4 đĩa để tiền vàng riêng. Trong đó lưu ý vong nam, phụ, lão, ấu và từng mùa mà dâng áo quần sao cho phù hợp. Một trong những điều không thể không biết là phần mộ nhỏ thì cần thêm mâm, thêm bàn bày lễ cho phù hợp. Tuy nhiên ở mỗi địa phương có những cách cúng khấn khác nhau, nên tùy vào địa phương mình bạn có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm sao cho lễ đầy đủ và tươm tất.
Bước 2: Đọc văn khấntạ mộ cùng với văn khấn tạ đất thì văn khấn tạ mộ cũng được rất nhiều người quan tâm. Bài văn khấn này là một cách giúp những người con, người cháu thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, từng yêu thương họ hay người thân của họ. Nội dung bài văn khấn tạ mộ như sau:
Nam mô a di đà phật!
Con kính lạy:
- Quan đương xứ thổ địa chính thần
- Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,
- Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
- Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.
Con kính lạy vong linh ..........
Hôm nay là ngày…tháng…năm…,
nhằm tiết ….. Chúng con là:............... Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.
Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở noi này.
Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối.
Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.
Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính.
Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.
Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong)
Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Đọc thêm cách tính sao hạn cho từng tuổi và cách hóa giải


Mỗi năm ứng với thiên can của mỗi người, mỗi bản mệnh khác nhau và sao chiếu mệnh cũng khác nhau. Dưới đây là bảng xem sao chiếu mệnh và vận hạn của 12 con giáp trong năm 2019.
Sao hạn hay có cách gọi đúng hơn là Cửu diệu tinh quân là chín vị thần trông coi chín thiên thể (ngôi sao) chuyển động trên bầu trời theo quan điểm Phật giáo Ấn Độ mà nhiều người vẫn tưởng là của Trung Quốc.
Cửu Diệu tinh quân được Đức Phật nói trong các tú diệu nghi quỹ của Mật giáo, và được nhắc đến trong một số kinh điển Phật giáo như: “Phật thuyết Bắc đẩu thất tinh diên mạng”, “Phật thuyết Thất tinh chân ngôn thần chú”....Chín sao này khi được dùng để phối với năm có thể luận cơ bản được vận hạn cát hung của mỗi người trong năm đó (tùy vào sao nào chiếu mệnh).
Cửu Diệu tinh quân bao gồm:
Thái Dương tinh quân: vị thần trông coi Mặt Trời
Thái Âm tinh quân: vị thần trông coi Mặt Trăng
Thái Bạch tinh quân: vị thần trông coi Sao Kim, cũng là Thái Bạch Kim tinh
Mộc Đức tinh quân: vị thần trông coi Sao Mộc
Thủy Diệu tinh quân: vị thần trông coi Sao Thủy
Vân Hán tinh quân: vị thần trông coi Sao Hỏa
Thổ Tú tinh quân: vị thần trông coi Sao Thổ
La Hầu tinh quân: vị thần trông coi thực tinh La Hầu
Kế Đô tinh quân: vị thần trông coi thực tinh Kế Đô
Về cách tính sao hạn cho từng tuổi ta có bảng ở trên (lưu ý là tuổi dùng để tính là tuổi âm lịch)
Về tổng quan
3 sao Tốt nhiều, Xấu ít: Thái dương, Thái Âm, Mộc đức, 
3 sao Xấu nhiều, Tốt ít: La hầu, Kế đô, Thái bạch, 
3 sao Trung bình: Thổ tú,Thủy diệu, Vân hán
Cụ thể như sau:
La Hầu (Kim, xấu) : khẩu thiệt tinh, kỵ tháng giêng, tháng bảy. Chủ về ăn nói thị phi, hay liên quan đến công quyền, nhiều chuyện phiền muộn, bệnh tật về tai mắt, máu huyết. Nam rất kỵ, nữ cũng bi ai chẳng kém.
Kế Đô (Thổ, xấu) : hung tinh, kỵ tháng ba và tháng chín nhất là nữ giới. Chủ về ám muội, thị phi, đau khổ, hao tài tốn của, họa vô đơn chí; trong gia đình có việc mờ ám, đi làm ăn xa lại có tài lộc mang về.
Thái Dương (Hỏa, tốt) : Thái dương tinh (măt trời) tốt vào tháng sáu, tháng mười, nhưng không hợp nữ giới. Chủ về an khang thịnh vượng, nam giới gặp nhiều tin vui, tài lộc còn nữ giới lại thường gặp tai ách.
Thái Âm (Thủy, tốt) :Chủ âm tinh (mặt trăng), tốt cho cả nam lẫn nữ vào tháng chín nhưng kỵ tháng mười. Nữ có bệnh tật, không nên sinh đẻ̉ e có nguy hiểm. Chủ về danh lợi, hỉ sự.
Mộc Đức (Mộc, tốt) : Cát tinh cho cả nam và nữ, tốt vào tháng mười và tháng chạp. Sao Mộc Đức chiếu mạng sẽ gặp nhiều may mắn trong công việc, có bạn mới, được thăng quan tiến chức, gặp quý nhân giúp đỡ, hôn nhân hòa hợp. Phụ nữ có hạn huyết quang. Nam giới đề phòng bệnh về mắt. Gia đạo có chút bất hòa nhưng nhân khẩu bình an không đáng ngại..
Vân Hán (Hỏa,xấu) : Tai tinh, chủ về tật ách, xấu vào tháng hai và tháng tám. Nam gặp tai hình, phòng thương tật, bị kiện thưa bất lợi; nữ không tốt về thai sản.
Thổ Tú (Thổ, trung bình) : Ách Tinh, xấu tháng tư, tháng tám. chủ về tiểu nhân, xuất hành đi xa không lợi, có kẻ ném đá giấu tay sinh ra thưa kiện, gia đạo không yên, chăn nuôi thua lỗ. Người bị sao thổ tú chiếu mạng hay có nỗi buồn man mác, hay hoài nghi nhưng không bị tai họa gì lớn.
Thái Bạch (Kim, xấu) : Triều dương tinh, xấu vào tháng một, tháng năm và kỵ màu trắng quanh năm. Chủ về mọi sự không như ý, đại kỵ với nữ, nam thì đỡ hơn một chút, cần giữ gìn trong công việc kinh doanh, có tiểu nhân quấy phá, hao tán tiền của, đề phòng quan sự.
Thủy Diệu (Thủy, tốt) : Phước lộc tinh, tốt nhưng cũng kỵ tháng tư và tháng tám. Chủ về tài vận và phúc lộc, nam giới gặp phúc lợi, may mắn, đi xa có lợi, thêm đinh; Còn nữ thì bất lợi hơn chút, không nên đi sông biển, giữ gìn lời nói nếu không sẽ có tranh cãi, lời tiếng thị phi đàm tiếu.
>Bạn có thể tham khảo 2 cách hóa giải sau:
1.  Cách phổ thông nhất là dâng sao giải hạn, để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng dâng sao giải hạn hàng tháng tại nhà ở ngoài trời trong 12 tháng hoặc hằng tháng tại Chùa với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khỏe mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng.
>Ngày giải sao giải hạn (dâng sao giải hạn):
Sao Thái Dương: Ngày 27 âm lịch hàng tháng
Sao Thái Âm: Ngày 26 âm lịch hàng tháng
Sao Mộc Đức: Ngày 25 âm lịch hàng tháng
Sao Văn Hán: Ngày 29 âm lịch hàng tháng
Sao Thổ Tú: Ngày 19 âm lịch hàng tháng
Sao Thái Bạch: Ngày 15 âm lịch hàng tháng
Sao Thủy Diệu: Ngày 21 âm lịch hàng tháng
Sao La Hầu: Ngày 8 âm lịch hàng tháng
Sao Kế Đô: Ngày 18 âm lịch hàng tháng
2.  Cách thứ hai là dùng linh vật phong thủy để kích hoạt sao tốt và hóa giải sao xấu (trên nguyên tắc bổ, tiết ngũ hành):
Sao Thái Dương: dùng Hỏa đón, có thể sử dụng các linh vật mang hành Hỏa, ví dụ như các loại vòng đá phong thủy màu đỏ, tím, hồng.
Sao Thái Âm: dùng Thủy đón, có thể sử dụng các linh vật mang hành Thủy như các loại vòng đá phong thủy màu đen.
Sao Mộc Đức: dùng Mộc đón, có thể sử dụng các linh vật mang hành Mộc, ví dụ như các loại vòng đá phong thủy màu xanh lá.
Sao Văn Hán: dùng Thổ tiết, có thể sử dụng các linh vật mang hành Thổ, ví dụ các loại vòng đá phong thủy màu vàng.
Sao Thổ Tú: dùng Kim tiết, có thể sử dụng các linh vật mang hành Kim, ví dụ các loại vòng đá phong thủy màu trắng.
Sao Thái Bạch: dùng Thủy tiết, có thể sử dụng các linh vật mang hành Thủy, ví dụ các loại vòng đá phong thủy màu đen.
Sao Thủy Diệu: dùng Thủy đón, có thể sử dụng các linh vật mang hành Thủy, ví dụ các loại vòng đá phong thủy màu đen.
Sao La Hầu: dùng Thủy tiết, có thể sử dụng các linh vật mang hành Thủy, ví dụ các loại vòng đá phong thủy màu đen.
Sao Kế Đô: dùng Kim tiết, có thể sử dụng các linh vật mang hành Kim, ví dụ các loại vòng đá phong thủy màu trắng.
>>Lưu ý: Khi đeo vòng hay sử dụng các linh vật cũng cần tuân theo nguyên tắc về ngày giờ giải sao bên trên.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Đọc thêm về các tuổi phạm Thái Tuế 2019 và cách hóa giải


Cứ mỗi năm mới (theo âm lịch) đến thì sẽ xuất hiện Thái Tuế. Thái Tuế là khái niệm thời gian được xác định theo nguyên lý ngũ hành. (Từ hàng ngàn năm trước, các nhà thiên văn học cổ đã phát hiện ra sao Mộc và chu kỳ vận chuyển của nó. Sao Mộc cổ nhân gọi là sao Tuế và coi sao Tuế ảnh hưởng lớn tới con người và mùa màng trên Trái Đất. Tuy nhiên, sao Mộc lại vận hành từ Tây sang Đông ngược với phương hướng của 12 Địa Chi. Thêm nữa, chu kỳ chính xác của sao Mộc là 11,86 năm ~ gần bằng chu kỳ 12 năm. Điều này gây khó khăn trong việc tính toán lịch biểu, thời tiết theo 12 địa chi, 12 cung hoàng đạo ... Các nhà làm lịch toán cổ liền giả định một ngôi sao đối xứng với sao Mộc, có hướng vận hành ngược chiều sao Mộc, quỹ đạo đúng bằng 12 năm, trùng khớp phương vị của 12 Địa Chi. Ngôi sao giả đối xứng với sao Mộc (sao Tuế) đó gọi là sao Thái Tuế).
Trong năm Kỷ Hợi 2019 có 4 con giáp không may phạm Thái Tuế. Trong đó: tuổi Hợi trong năm bản mệnh trực Thái Tuế, người tuổi Tỵ xung Thái Tuế, người tuổi Thân hình Thái Tuế, người tuổi Dần phá Thái Tuế,
Những tuổi bị Thái tuế gồm có như sau:
… 1959, 1962, 1965, 1968,  1971, 1974, 1977, 1980,  1983, 1986, 1989, 1992, 1995, 1998, 2001… (tuổi năm đánh dấu đỏ là tuổi Hợi xấu nhất)
> Tuổi Hợi: năm bản mệnh (năm tuổi), Phạm Thái Tuế 2019, vận trình gặp nhiều trở ngại, sức khỏe bị ảnh hưởng rất dễ gặp các chuyện buồn, có những rắc rối, trắc trở, thường phải bỏ công bỏ sức nhiều mà kết quả thu lại chưa chắc đã tương xứng.
> Tuổi Tị: Xung Thái Tuế, chuyện gì cũng bị ngăn cản, dễ bị cạnh tranh, vận trình nhiều biến động, nên có những chuẩn bị kỹ càng để ứng phó.
> Tuổi Thân: Hại Thái Tuế, nhân duyên không tốt, dễ gây mâu thuẫn, bị hiểu lầm, thị phi bủa vây, tiểu nhân hãm hại thêm nữa năm nay hình Thái Tuế cần đề phòng những chuyện  "tai bay vạ gió"; nên nhường nhịn, tránh đối nghịch hoặc xen vào chuyện không phải của mình.
> Tuổi Dần: Phá Thái Tuế, tiền tài, tình duyên, các mối quan hệ xã giao bị phá hoại nghiêm trọng; nên chú tâm rèn luyện bản thân, kỹ năng; cẩn trọng trong đầu tư, làm ăn.
* Những điều không nên cho tuổi bị Thái Tuế như sau:
-Không nên và hạn chế đi đám ma.
-Không nên vào nhà hộ sinh thăm bà đẻ hoặc vào nhà thăm người đẻ.
-Không nên đến chỗ hoang vu, hẻo lánh và đêm khuya.
-Không nên quá tiến hành những chuyện đại sự.
-Không nên đứng ra giúp đỡ, bảo đảm cho người khác.
-Không nên cho vay mượn tiền.
-Không nên động thổ hướng Hợi ( từ 322,5O- 337,5O ) so với tuổi Dần, Thân, Tỵ và Hợi.
Mệnh phạm Thái Tuế thì năm đó bản mệnh sẽ gặp nhiều điều bất lợi, làm việc gì cũng gặp khó khăn, trắc trở. Để giảm bớt tác hại của Thái Tuế  trong năm Kỷ Hợi, mệnh chủ có thể thỉnh bùa Thái Tuế (hình ở trên-gấp nhỏ cho vào ví) hoặc dùng những vật phẩm phong thủy có tác dụng hóa sát để hóa Thái Tuế. Cũng có thể đem theo mình bùa bình an hay đá phong thủy ( bởi nguồn năng lượng dồi dào từ những viên đá hấp thu tinh hoa của trời đất sẽ khiến mọi luồng khí xấu  tránh xa chủ nhân. Lưu ý khi chọn đá phong thủy là nên tìm hiểu kĩ về ý nghĩa cũng như công dụng của từng loại đá, ngoài ra còn phải căn cứ vào mệnh của mình để không đeo nhầm, tưởng cát lại hóa hung. Ví dụ, người mệnh Mộc nên đeo đá màu xanh lá hoặc màu đen; người mệnh Hỏa nên đeo đá màu đỏ, màu hồng, màu tím. ...) dây chuyền mặt Phật, tượng Quan Âm. Bùa có thể đem theo người, bỏ vào túi ví hay dán trong nhà. Dây chuyền mặt Phật tốt nhất nên mang theo người, để linh khí của Phật bảo vệ mệnh chủ, tránh tà trừ họa, cầu an lạc phúc lành. Con giáp phạm Thái Tuế trong năm nên tích đức hành thiện, kính trên nhường dưới, làm viêc cẩn trọng, luôn giữ bình tĩnh cho mình, điều đó sẽ giúp hòa hoãn lại các trường khí đang xung sát, giảm bớt vận trình thăng trầm bất định.