Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Đọc thêm cách cúng ông Công ông Táo và cách bao sái bàn thờ


Ngày 23 tháng Chạp hàng năm theo phong tục của người Việt là ngày cúng ông Công, công Táo hay còn gọi là Tết Táo quân. Theo tín ngưỡng dân gian, ngày cúng ông Công, ông Táo chính là ngày vua bếp lên chầu trời báo cáo việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm đó.
Đây còn là tục lệ bày tỏ sự tri ân đối với các vị thần đã quanh năm lo toan cai quản duy trì nếp sinh hoạt gia đình, đồng thời nhắc nhở mỗi người có trách nhiệm hơn trong việc quan tâm, thu vén gia hạnh phúc đình.
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần cầu kỳ song phải thể hiện được sự trang trọng, chu đáo và tấm lòng đối với các vị thần cai quản đất đai và thần cai quản nhà bếp. 
Thời điểm đẹp nhất để cúng ông Công, ông Táo là vào giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện gia đình, mọi người cũng có thể làm lễ cúng vào trưa và chiều ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Về nơi cúng, các chuyên gia phong thủy cho biết, các gia đình có thể thực hiện ở bàn thờ gia tiên hoặc tại bếp của các gia đình chung cư.
"Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần quá cầu kỳ song phải thể hiện được sự trang trọng, chu đáo và tấm lòng đối với các vị thần cai quản đất đai và thần cai quản nhà bếp. Trong đó, các gia đình có thể làm cỗ chay hoặc cúng lễ mặn. Lễ vật chuẩn bị gồm: cá chép, gà luộc, xôi trắng (có thể thay bằng xôi gấc, bánh chưng), thịt lợn luộc (một khổ hoặc chân giò), mâm ngũ quả, tiền vàng, trầu cau, nước, rượu, trà và trái cây… Ngoài ra cần chuẩn bị thêm sớ hoặc có thể in văn khấn để đốt cùng tiền vàng. Đối với quần áo mua cúng các vị thần cần chuẩn bị 3 bộ mũ áo có hoa văn khác nhau, trong đó lưu ý là đồ dành cho 2 vị thần nam 1 vị thần nữ.
Trước khi tiến hành làm lễ cúng cần dọn dẹp ban thờ sạch sẽ. Trong đó, có thể dùng tinh dầu hòa nước lau bàn thờ và đồ thờ.
Theo quan niệm sau khi tiễn Táo quân, trong nhà vắng bóng thần linh, các gia đình có thể tháo bàn thờ lau rửa trước ngày 30 Tết và có thể hóa bớt chân hương. Đồng thời trong những ngày này không nên thắp hương thờ cúng để tránh việc “vong linh cô hồn” vào nhà.
Các gia đình cũng có thể tham khảo bài văn khấn được khảo cứu từ các bài văn khấn Hán Nôm cổ truyền dưới đây:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!

Việc bao sái – hay dọn dẹp bàn thờ – là công việc mà rất nhiều người lo lắng khi làm, vì sợ làm sai sẽ ảnh hưởng đến cả một năm. Một vài điều cần lưu ý và hướng dẫn việc dọn dẹp bàn thờ cơ bản bao gồm bao sái , rút tỉa chân hương.
Người bao sái nên là đàn ông, gia chủ trong gia đình. Nếu trong nhà neo người/người đàn ông vô thần/người đàn ông không có thì người phụ nữ có thể thay thế, nhưng cần phải để thân thể sạch sẽ mới được . Tránh bao sái khi đến kỳ .
Trước khi bao sái nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo dài tinh tươm , giữ cho thân thanh tịnh là tốt nhất.
Ngày làm tốt nhất: 28/1/2019 ( tức 23 âm)  hoặc 3/2/2019 ( tức 29 âm)
Thời gian tốt nhất: 6-11h55 hoăc 13-17h55. Nên tránh 12-13h và sau 18h.
Nếu làm vào ngày 23 âm xin lưu ý bao sái, tỉa chân hương lau dọn trước khi cúng ông Công ông Táo
> Các bước cơ bản:
Bước 1:
Trước khi lễ lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở toang các cửa trong nhà, chuẩn bị đĩa hoa quả tuỳ tâm (trước cúng sau ăn cúng gì cũng được). Chuẩn bị 10 bông cúc vàng chia làm 2 bình cắm 2 bên (không có 2 bình thì 1 bình 5 bông cũng được).
Rượu trắng và 1 củ gừng để vỏ giã nát + khăn sạch (giã gừng và đổ rượu vào, ngâm khăn vào rượu ít nhất 30′ trc khi lau dọn)
Bước 2:
Thắp 1 nén hương, khấn xin phép gia tiên/các quan thần linh/thần tài
Thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ, xin các Ngài tạm lánh sang 1 bên để thực hiện việc dọn dẹp. Qua bài khấn:
Con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần
Tín chủ tên là:
Cư ngụ tại địa chỉ :
Hôm nay ngày .. tháng .. năm xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, bị rác, xin thành tâm sám hối.
Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…) , chọn đc ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ”.
Mong các vị độ cho con lau dọn đc khang trang mỹ hảo , cho hương án đc an chính vị , cho âm phần đc an yên , cho gia cư đc lạc thổ.
Chúng con ng trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân , chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin đc tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Xong vái 3 vái
Đợi hương tàn thì bắt đầu dọn. 
Bước 3 : Hạ các đồ muốn lau dọn xuống
 lưu ý: 
Có 1 số nơi cứ ngày 23 là đổ hết tro trong bát hương, sau đó cho tro mới vào bốc lại . Theo các chuyên gia  không nên còn nếu mọi người quen làm kiểu dốc hết bát hương ra bốc lại thì tuỳ.
Cần chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước ..vv.. xuống rồi để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn). Không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ
Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng (30′ trở lên ) lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng 1 khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không vội vàng, không kẹp đồ thờ vào nách, chân, háng. Không vứt đồ thờ cúng lăn lóc mà để ngay ngắn, trang nghiêm.
Bước 4: Bao sái, rút tỉa chân hương
Rửa 2 tay sạch bằng rượu gừng,lấy khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương xuống bàn thờ.
Sau khi lau dọn, lấy 2 tay  rút tỉa từng chân hương 1 cho tới khi chân hương còn số lẻ 1 / 3 / 5 / 7 / 9. Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ), bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài).Đối với người mới mất chưa được 3 năm thì để lại 7 chân hương đối với nam hay 9 chân hương đối với nữ. Sau đó cắm chân hương cũ vào, chỉ để khoảng 5 chân hương rồi đưa bát hương vào đúng vị trí cũ (Nên sắp bát hương đầy đặn, ngay ngắn, không nên để bát hương quá nhiều hoặc quá ít tro, hoặc bát hương siêu vẹo).
Sau đó lấy 1 khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống, rồi dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại 1 lần xung quanh bát hương là hoàn thành.
Lấy khăn khô lau và thu dọn hất toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống.  Lấy 1 khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu, lau lại toàn bộ bàn thờ , sau đó lại dùng khăn khô lau lại 1 lần nữa.
Chỗ chân hương rút ra để lên bàn có phủ vải/giấy đỏ, sau đó hoá hết chân hương đó đi, tro tàn gom lại thả ra sông có dòng chảy. Xin lưu ý là sông có dòng chảy, sông không dòng kiểu mương máng xin đừng thả. Số chân hương đã tỉa sẽ được đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe, bởi các cây non rất dễ bị chết). Tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.
Bước 5:
Đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc . Lau dọn bàn thờ không nhất thiết là làm lễ xong mới được lau. Mọi người có thể lau dọn xong rồi đặt đồ thờ cúng trang nghiêm, ngay ngắn, đầy đủ để lễ, bởi lễ sau khi sắp xếp, lau dọn bàn thờ xong có thể hóa giải được sơ xuất, sự xếp đặt không đúng hoặc chưa chuẩn”.
>>Lưu ý thêm:
- Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật xin lưu ý không dùng rượu để lau mà nên dùng khăn thấm nước sạch đã được ngâm cánh hoa hồng vàng để lau. Nếu không có thì nước ngũ vị hương hay nước trắng bình thường cũng đc. Tuyệt đối không lau bằng rượu
- Việc bao sái không quá khó khăn, chỉ cần chú ý tỉ mẩn, thành tâm và chậm rãi là được.Việc bao sái bát hương tùy theo quan niệm, tập tục của mỗi vùng miền mà có cách thức khác nhau. Vì thế, nếu bạn muốn bao sái bát hương đúng theo phong tục quê nhà thì nên tìm “thầy” để được hướng dẫn (Nếu là Phật tử thì bạn cần tránh những bày vẽ mang màu sắc mê tín dị đoan).
Phật giáo cũng có cách bao sái bát hương nhưng hoàn toàn khác với phong tục dân gian. Bát nhang, theo quan niệm Phật giáo, chỉ là vật để cắm nhang cúng Phật, cúng ông bà nên không hề kiêng cữ mà mỗi ngày đều vệ sinh bàn thờ, thay nước, quét dọn tàn nhang, lau chùi bát nhang, rút bớt chân nhang, nếu cát cũ thì thay mới, nói chung là bàn thờ luôn sạch sẽ, tôn nghiêm. Cây đỡ để thắp hương vòng cũng vậy, khi không sử dụng nữa thì đem cất, khi cần thì cứ mang ra sử dụng bình thường.
- Nhân dịp cuối năm, nếu muốn thay bát hương, tôn bát hương, bốc lại bát hương thì dịp cuối năm này nên làm luôn. Nếu không biết lễ, cần nhờ người hiểu biết về tâm linh làm lễ. Nếu muốn mua bát hương mới, cần sắm bát hương phù hợp với kích cỡ ban thờ, và bát hương quan thần linh nên to nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét